Hạn chế điều tra phòng vệ thương mại: Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam với phóng viên Báo Công Thương trước hiện tượng số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.

Thời gian gần đây, số lượng các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, theo ông tại sao lại có hiện tượng này?

Theo tôi, việc Việt Nam gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), tham gia sâu vào thị trường quốc tế thì việc hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài bị điều tra về chống bán phá giá (CBPG) là điều hết sức bình thường. Nhất là đối với những ngành quan trọng, đóng vai trò xương sống của ngành công nghiệp như ngành thép, thì nguy cơ bị điều tra PVTM lại càng cao hơn. Đặc biệt, điều này không chỉ xảy ra với riêng Việt Nam, mà với nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia có truyền thống sản xuất thép cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Hạn chế điều tra phòng vệ thương mại: Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình

Bởi vì CBPG chính là biện pháp PVTM của tất cả các quốc gia, kể cả khi đã tham gia các FTA, biện pháp này xuất hiện khi mà các quốc gia đó nhìn thấy lượng hàng nhập khẩu từ một quốc gia, hay một doanh nghiệp của quốc gia nào đó tăng mạnh vào thị trường nội địa, đe dọa hoặc làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, thì họ phải đứng ra để bảo vệ nền sản xuất trong nước…

Vì thế, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều các FTA, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, thì việc có nhiều các vụ kiện liên quan đến CBPG cũng là điều hết sức bình thường, không chỉ trong ngành thép mà nó có thể xuất hiện trong rất nhiều ngành khác nữa như thủy sản. Chúng ta cũng không nên coi đó là điều gì đó quá tệ mà nên có sự chuẩn bị, phòng vệ tốt nhất để chiến thắng trong các vụ kiện, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu và ngành hàng.

Những vụ kiện CBPG xảy ra như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất trong nước và xa hơn nữa là nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

Các vụ kiện CBPG sẽ tạo ra hệ lụy khi, vì lý do nào đó mà các doanh nghiệp bị kiện, rồi ngành, hiệp hội không theo những vụ kiện đó đến cùng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp và ngành sản xuất đó. Nước nhập khẩu sẽ dựa vào đó để áp thuế cho sản phẩm của doanh nghiệp và ngành hàng thì chúng ta sẽ chịu mức thuế cao hơn. Nếu doanh nghiệp và cơ quan chức năng không giải trình được các câu hỏi của nguyên đơn điều tra thì họ sẽ sử dụng mức thuế đó, và các quốc gia nhập khẩu khác cũng sử dụng mức thuế đó để áp dụng với hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào quốc gia của họ, coi như chúng ta trở thành bán phá giá và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, đến ngành hàng và xa hơn là đến cả nền kinh tế.

Vì vậy, khi bị kiện CBPG, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cũng cần nhìn nhận lại, xem hàng hóa mình sản xuất ra có yếu tố nào đó phi thị trường không, yếu tố nào được nhà nước trợ giá, chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường thì cần xem xét, điều chỉnh. Còn nếu doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ thông tin để chứng minh những gì nước nhập khẩu đưa ra là sai, thì hãy phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng và cơ quan chức năng, đi đến cùng của vụ kiện và chứng minh rằng sản phẩm của doanh nghiệp làm ra hoàn toàn phù hợp với yếu tố thị trường, để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp và ngành hàng trong nước.

Để hạn chế các vụ điều tra PVTM, theo ông, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp gì?

Như tôi nói ở trên, một trong những nguyên nhân quan trọng của các biện pháp CBPG đó là hiện tượng xuất khẩu tập trung quá nhiều vào một thị trường của một doanh nghiệp hay một ngành hàng. Khi doanh nghiệp hay ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20-30%/năm trong thời gian 2-3 năm liền vào một thị trường nào đó, thì sẽ bị các doanh nghiệp, cơ quan chức năng của nước nhập khẩu đưa vào “tầm ngắm” để điều tra về CPBG.

Do đó, để hạn chế tình trạng này các doanh nghiệp, hiệp hội và ngành hàng cần đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá nhiều vào một thị trường. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu, doanh nghiệp cũng nên xác định tâm thế có thể bị kiện bất cứ lúc nào, do đó cần có sự chuẩn bị kỹ về thông tin, giá cả, sản phẩm và các chính sách kế toán minh bạch… để sẵn sàng đối phó khi xảy ra tình huống bị điều tra PVTM, chứ không đợi đến khi bị kiện mới thu thập thông tin, như vậy thời gian quá ngắn sẽ dẫn đến tình trạng không đủ dữ liệu và đưa doanh nghiệp đến những tình thế bất lợi.

Xin cảm ơn ông!

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế được những vụ kiện CBPG mà còn giúp doanh nghiệp, ngành hàng mở rộng thị trường xuất khẩu và quy mô sản xuất.
Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Hàng Việt gặp

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược được các doanh nghiệp đánh giá là bước tiến quan trọng, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi giao thương...

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025 sẽ triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu, hội thảo chuyên ngành về chuyển đổi xanh và trí tuệ nhân tạo...
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VIETNAM EXPO 2025 quy tụ trên 400 doanh nghiệp trưng bày tại 500 gian hàng đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sáng 2/4, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - Vietnam Expo 2025 với quy mô lớn.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines vận động và hỗ trợ tối đa cho các hiệp hội, doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Vietnam Expo.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Huế phối hợp, hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được kết nối cung cầu.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Xúc tiến thương mại giai đoạn mới không chỉ là chuyện tổ chức hội chợ, đó còn là cách một quốc gia bước ra thế giới bằng chính bản sắc và nội lực của mình.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Việt Nam - Brazil: Bắt tay mở

Việt Nam - Brazil: Bắt tay mở 'đại lộ' thương mại xuyên lục địa

Việt Nam có thể trở thành cầu nối để Brazil tiếp cận thị trường ASEAN, trong khi Brazil là cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận vào khối Mercosur.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ đã, đang giúp ngành dệt may thu hút lượng lớn nhà nhập khẩu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu, chọn Việt Nam làm cứ điểm.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Mỹ Latinh

Hiện nay, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh và đứng thứ 2 tại châu Mỹ, sau Hoa Kỳ.
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Mobile VerionPhiên bản di động