Hải quan TP. Hồ Chí Minh tiết lộ nhiều thủ đoạn buôn lậu mới cực “tinh vi”

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, sân bay vẫn là một trong những địa bàn trọng điểm, có khả năng cao về hoạt động buôn lậu và trung chuyển các chất ma túy.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện trên 3.100 vụ vi phạm pháp luật về hải quan Rà soát thực hiện nghiệp vụ tại Chi Cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1 Hải quan TP. Hồ Chí Minh thông tin vụ 4 tiếp viên Vietnam Airlines vận chuyển 10 kg ma tuý

Nhận diện địa bàn trọng điểm, có khả năng cao về buôn lậu

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, thời gian vừa qua các đối tượng buôn lậu luôn lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách, chương trình thông quan điện tử để gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại để thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến thu ngân sách, môi trường hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hoá trong nước, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị xã hội.

Hải quan TP. Hồ Chí Minh tiết lộ nhiều thủ đoạn buôn lậu mới cực “tinh vi”
Ngành hải quan đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu

Trước tình hình gia tăng về tội phạm buôn lậu, tội phạm ma túy, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, đối tượng sử dụng phương thức và thủ đoạn rất tinh vi như: Không khai hoặc khai sai tên hàng, số lượng với trị giá lớn; lợi dụng thông quan điện tử luồng xanh, vàng... để đưa hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện... vào thị trường nội địa để tiêu thụ, khai báo trị giá hàng nhập khẩu giá trị cao (phần mềm ứng dụng) nhằm mục đích chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Đặc biệt, tại địa bàn sân bay Tân Sơn Nhất, với tính chất quy mô đơn vị lớn, sân bay vẫn là một trong những địa bàn trọng điểm, có khả năng cao về hoạt động buôn lậu và trung chuyển các chất ma túy. Các đối tượng vận chuyển hàng lậu thường là hành khách xuất nhập cảnh, hàng hóa tang vật vi phạm đặt trong hành lý.

"Ma túy được vận chuyển trái phép vào TP. Hồ Chí Minh chủ yếu qua đường hàng không, đường chuyển phát nhanh quốc tế và bưu cục ngoại dịch. Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà các tội phạm ma túy lợi dụng, sử dụng là loại hình xuất nhập khẩu phi mậu dịch (quà biếu xuất nhập khẩu)" - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nêu.

Về loại ma túy nhập khẩu trái phép vào TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là cần sa, ma túy tổng hợp (MDMA, Ketamine) có xuất phát điểm từ Mỹ, Canada và các nước thuộc châu Âu như Pháp, Đức.

Với tuyến bưu điện quốc tế và chuyển phát nhanh là địa bàn về các hoạt động nhập khẩu các loại tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, ma túy tổng hợp, thuốc lắc dưới dạng quà biếu, quà tặng; nhập khẩu các loại ma túy từ nước ngoài để trung chuyển sang nước thứ ba; xuất các loại ma túy, tiền chất bất hợp pháp, ngụy trang tinh vi trong các lô hàng phi mậu dịch đi Australia.

Ngoài ra, các cảng biển cũng được đánh giá là địa bàn trọng điểm, có nhiều nguy cơ xuất, nhập lậu chất ma túy, các loại tiền chất và các loại thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần không có giấy phép của cơ quan chức năng dưới danh nghĩa hàng kinh doanh.

Cũng theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và mua bán, vận chuyển trái phép mang về lợi nhuận rất cao cho tội phạm. Đó là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy bọn tội phạm thực hiện hành vi với các thủ đoạn tinh vi, phương thức thường xuyên thay đổi. Chúng lợi dụng mọi khe hở pháp luật, sự thông thoáng của chính sách để gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại để thu lợi bất chính.

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn

Dự báo thời gian tới tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt thời gian qua các đơn vị trong Cục đã phát hiện nhiều vụ việc truy thu thuế lớn. Thủ tục hải quan điện tử theo VNACCS/VCIS hiện nay ngày càng thông thoáng, nên có thể xuất hiện nguy cơ doanh nghiệp lợi dụng để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thuế và cũng không loại trừ khả năng phát sinh các tội phạm về ma túy.

Các doanh nghiệp thành lập công ty ma, thay đổi tên giao dịch nhằm tránh sự theo dõi, quản lý của cơ quan chức năng. Sửa chữa, giả mạo hồ sơ; nhập khẩu hàng hóa sai khai báo về tên hàng, số lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ hoặc không khai báo, khai khống đối với hàng hóa xuất khẩu; khai khống mặt hàng nhập khẩu có trị giá cao để chuyển tiền ra nước ngoài (ví dụ mặt hàng phần mềm).

Hoặc lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa, chọn luồng để tránh kiểm tra thực tế hàng hóa; đại lý hải quan lợi dụng chữ ký số, dùng mã số thuế của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để nhập khẩu hàng cấm; lợi dụng các loại hình quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, đưa hàng vào kho ngoại quan... để thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.

Đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, khai báo tên người nhận hàng là doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu phế liệu để được hạ bãi, sau đó điều chỉnh manifest sang người nhận hàng khác. Hàng hóa nhập khẩu thực tế là phế liệu nhưng khai báo tên hàng trên manifest là mặt hàng khác.

Việc sản xuất, bào chế các loại ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng và đa dạng, trong khi đó công tác quản lý tiền chất, tân dược gây nghiện, hướng thần tại khâu đầu ra (khâu sản xuất và tiêu thụ) hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng, các đối tượng dễ dàng mua bán, trao đổi trong nội địa gây khó khăn cho công tác quản lý và đấu tranh với tội phạm ma túy.

Về giải pháp phòng ngừa tội phạm, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thường xuyên quán triệt đến toàn bộ cán bộ công chức nâng cao ý thức trách nhiệm, luôn đề cao cảnh giác, tăng cường thu thập thông tin, nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.

Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động kiểm soát tình hình, kịp thời cảnh báo các phương thức thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép cũng như công tác thi hành điều tra hình sự; thông tin về việc lợi dụng chính sách quản lý nhà nước bị các tổ chức, cá nhân lợi dụng vi phạm pháp luật đến các đơn vị trong Cục chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn.

Ma túy có nguồn gốc chủ yếu từ các quốc gia châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ, Canada, Mỹ đi bằng đường hàng không quá cảnh qua các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Đông để đến Việt Nam; đặc biệt là cocaine có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ vận chuyển vào Việt Nam bằng các tuyến đường không, biển và chuyển phát nhanh để trung chuyển sang các nước khác.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Lợi dụng thương mại điện tử, đối tượng buôn lậu thuốc lá trong nội địa đã móc nối với các đầu nậu để đặt hàng, vận chuyển, giao nhận tại các địa điểm khác nhau.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 81 đơn vị kinh doanh thuốc lá, thu nộp ngân sách hơn 251 triệu đồng.
Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêu hủy 19.321 đơn vị sản phẩm vi phạm gồm hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng của 2 cá nhân trên địa bàn đã bị xử phạt.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cuối năm....
Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Trong đợi cao điểm quý IV/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý vi phạm 28 vụ việc buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Qua công tác tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thương mại, Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm soát tốt thị trường, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động