Thứ bảy 10/05/2025 15:55

Hải quan TP. Hồ Chí Minh tiết lộ đường đi của ma tuý xuyên quốc gia

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ Tam giác vàng qua Campuchia, Lào thẩm lậu qua các tỉnh giáp biên rồi đưa về thành phố tiêu thụ.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình ma túy trên địa bàn do đơn vị quản lý vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Các tuyến trọng điểm và mức độ hoạt động của các đường dây, tổ chức tội phạm về ma túy xảy ra với tính chất tinh vi và nguy hiểm hơn.

Nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ Tam giác vàng qua Campuchia, Lào thẩm lậu qua các tỉnh giáp biên rồi đưa về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ, cất giấu tại các kho ở các quận, huyện ngoại thành, sau đó ngụy trang trong các loại hàng hóa và sử dụng các công ty do các đối tượng thành lập xuất đi Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Úc…

Để tránh sự kiểm soát trọng điểm của Hải quan, các đối tượng sử dụng thủ đoạn xuất hàng có che giấu ma túy sang các nước Singapore, UAE trước khi đến Úc.

Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều chuyên án ma túy qua đường hàng không, chuyển phát nhanh (Ảnh: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

Qua điều tra, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đa phần hoạt động với quy mô, địa bàn rộng, liên tỉnh hoặc xuyên quốc gia, cùng với đó là tổ chức hoạt động chặt chẽ, có sự phân công cụ thể giữa các đối tượng, số chủ mưu cầm đầu ít khi trực tiếp đi giao dịch với các đối tượng đầu mối. Hầu hết các đối tượng triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram...) để thực hiện hành vi phạm tội, gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều ưa xử lý của các lực lượng chức năng.

Tội phạm ma tuý còn lợi dụng tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh đi, đến TP. Hồ Chí Minh để vận chuyển ma uý trái phép. Tình hình này đang có diễn biến theo xu hướng phức tạp, khó kiểm soát, trong khi các điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ của Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đặc biệt thời gian gần đây bọn tội phạm còn cho ma túy vào các bao gói rất cẩn thận (cài định vị) và thả ma túy trên các vùng biển của Việt Nam bị lực lượng chức năng và người dân phát hiện bắt giữ, cũng như đối tượng xuất cảnh là người Hàn Quốc giấu ma túy trong người để xuất đi...

Ngoài ra, hiện nay các đối tượng còn tận dụng triệt để môi trường thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới, lợi dụng lỗ hổng của cơ chế chính sách để thực hiện hành vi phạm tội.

Phương thức thủ đoạn chung khi gửi và nhận hàng cấm là không khai hoặc khai tên người nhận không có địa chỉ cụ thể để không bị phát hiện cơ quan chức năng hoặc bị phát hiện không thể truy cứu trách nhiệm. Các đối tượng ngụy trang chất cấm thành bánh kẹo, quà tặng, thức ăn chó mèo, lợi dụng kết quả phân luồng không phải kiểm tra thực tế hàng hóa, các đối tượng không khai hoặc khai sai tên hàng để né tránh sự kiểm tra trọng điểm của cơ quan hải quan.

Đối với loại ma túy tổng hợp MDMA (thuốc lắc), các đối tượng nhập khẩu từ các nước Châu Âu qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế và cần sa nhập khẩu từ Mỹ, Canada theo đường hàng không vẫn đang tiếp diễn, ngày càng phức tạp, ma túy xuất trái phép qua ủc đang có chiều hướng gia tăng. Theo đó, để tránh sự kiểm soát trọng điểm của hải quan, các đối tượng sử dụng thủ đoạn xuất hàng có che giấu ma túy quá cảnh sang các nước khác trước khi đến úc, cất giấu trong người để xuất cảnh qua Hàn Quốc (đối tượng là người quốc tịch Hàn Quốc).

Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm cao và nỗ lực không ngừng nghỉ, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chủ trì và phối hợp hiệu quả với các lực lượng chức năng liên quan, thành công triệt phá 8 vụ vận chuyển ma túy trái phép, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và sức khỏe cộng đồng.

Trong đó, 4 vụ do Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phối hợp với Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy: Ma túy được cất giấu tinh vi trong các bưu kiện, bưu phẩm nhập khẩu từ các quốc gia như Hà Lan, Mỹ, Anh và Hungary về Việt Nam.

Còn lại 4 vụ do Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất gồm 3 vụ phát hiện trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh, bắt giữ 3 đối tượng người nước ngoài vi phạm và 1 vụ phát hiện khi tiến hành thủ tục hải quan cho 1 kiện hàng xuất khẩu.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: ma tuý

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp