Hải Phòng: Sức bật mới của ngành Công Thương

P.V

P.V

Có thể cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sức phát triển năng động của Hải Phòng từ những dự án đã và đang đi vào hoạt động, những đổi thay mới về hạ tầng công nghiệp và thương mại...
Hải Phòng: Sức bật mới của ngành Công Thương
Công nhân Nhà máy sản xuất máy photocopy (khu công nghiệp Visip)

Tất cả đã đem lại cho Hải Phòng một diện mạo mới mẻ, như một minh chứng sinh động cho chủ trương “phục hồi kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng” của thành phố đã bắt kịp mạch phát triển của khu vực và cả nước, tạo động lực hiện thực hóa những tiềm năng về công nghiệp và thương mại của Hải Phòng.

Nhớ lại những ngày này cách đây 60 năm, giữa lúc miền Bắc bắt đầu đi vào phục hồi kinh tế thì những ngày hòa bình đầu tiên mới đến với Hải Phòng khi những tên lính Pháp cuối cùng rút đi. Mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành thủ đô kinh tế Đông Dương của người Pháp đã không thành hiện thực. Thay vào đó là không khí kinh tế ngưng trệ, công nghiệp và thương mại bị thu hẹp đáng kể.

Chặng đường 60 năm phát triển công nghiệp và thương mại của Hải Phòng gắn liền với những thăng trầm trong phát triển kinh tế của đất nước. Bằng tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, hôm nay Hải Phòng đã vững chắc ở vị thế là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Hải Phòng luôn nỗ lực xếp ở tốp dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước. 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Hải Phòng đạt nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng ở mức cao, với GDP tăng bình quân hơn 11%/năm, gấp 1,5 lần mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng nâng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, quy mô nền kinh tế thành phố phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng như cảng, hệ thống giao thông, diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng phát triển và có sự thay đổi lớn.

Đặc biệt, kể từ khi Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công nghiệp và thương mại của Hải Phòng đã khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Các mục tiêu xây dựng Hải Phòng là thành phố công nghiệp hiện đại, là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc đạt được những thành tích ấn tượng. Bên cạnh đó, các mục tiêu đưa Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp và trung tâm thương mại lớn của cả nước, cũng như trung tâm dịch vụ của vùng duyên hải Bắc bộ cũng đã dần trở thành hiện thực.

Hải Phòng: Sức bật mới của ngành Công Thương
Khu công nghiệp Nomura

Có thể nói, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị, nền kinh tế thành phố ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, cơ cấu GDP công nghiệp trong GDP trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm bình quân trên 29,6% và đạt cao cao nhất vào năm 2008, chiếm 31,6%. Hải Phòng có điểm tổng hợp xếp thứ 4 trong tổng số 50 địa phương được đánh giá và được xếp vào nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tốt, trong đó tiêu chí về cơ sở hạ tầng Hải Phòng đứng thứ nhất. Độ mở của nền kinh tế ngày càng tăng, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng dần. Thị trường xuất khẩu của thành phố đã mở rộng tới 82 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vốn đầu tư thực hiện khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Về triển khai các dự án đầu tư có bước phát triển rõ rệt, việc xây dựng và hình thành hạ tầng các khu công nghiệp, quy mô phát triển công nghiệp được bố trí tập trung có bước phát triển vượt bậc, nhiều khu công nghiệp rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong báo cáo mới nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hải Phòng hiện là một trong những địa phương có số chỉ số gia nhập thị trường cao nhất cả nước.

Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh những áp lực khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp, thương mại của Hải Phòng nói riêng có lúc tăng trưởng chậm. Lãnh đạo thành phố với tư duy nhạy bén đã xác định tập trung thực hiện chủ đề phục hồi kinh tế và đổi mới tăng trưởng. Theo ông Đan Đức Hiệp -Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, để giải quyết được vấn đề này, thành phố đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, chú trọng phát triển thế mạnh của Hải Phòng là khâu dịch vụ, nhất là dịch vụ cảng. Mô hình cơ cấu kinh tế của thành phố đã ngày càng hợp lý hơn, đó là phát triển dịch vụ - cảng - công nghiệp, những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho thành phố. Hải Phòng cũng tập trung tạo đột phá trong kết cấu hạ tầng nhằm khai thác lợi thế.

Với quyết tâm cao và sự đồng sức, chung lòng của toàn Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân, Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm công nghiệp dịch vụ và thương mại, một cực tăng trưởng quan trọng của tam giác kinh tế động lực phía Bắc, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những nỗ lực trên đã đem lại những thành công mới cho phát triển công nghiệp và thương mại của Hải Phòng. Theo báo cáo của Sở Công Thương Hải Phòng, sản xuất công nghiệp năm 2014 đã có dấu hiệu phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 ước tăng 12% so với năm 2013, tăng khá cao so với yêu cầu kế hoạch năm (6,5% - 7,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp ước năm 2014 đạt 125.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013 và đạt 101,5% kế hoạch năm. Nhiều ngành, doanh nghiệp tăng trưởng khá cao, trong đó một số ngành giảm đã tăng mạnh trở lại như đóng tàu, sản xuất phân bón. Về thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố năm 2014 tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức tăng cao. Các dự án FDI những tháng cuối năm đi vào hoạt động ổn định, phát huy công suất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố năm 2014 ước đạt 3.570,8 triệu USD, tăng 18% so cùng kỳ, đạt 101,8% kế hoạch năm.

Trên cơ sở tiếp tục thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong năm 2015, thành phố xác định chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp đạt 12%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 125.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3.570,8 triệu USD; tổng kim ngạch nhập khẩu 3.562,2 triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 72.919,6 tỷ đồng.

60 năm là khoảng thời gian không dài trong lịch sử Hải Phòng nhưng cũng đủ chứng minh sức bật mới của thành phố Cảng. Bóng dáng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại đang dần hiện hữu. 60 năm trước bối cảnh lịch sử đã để Hải Phòng về sau trong hòa bình, còn hôm nay thành phố đang khẳng định mạnh mẽ quyết tâm về trước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TIN LIÊN QUAN
Hải Phòng: Tăng vốn đầu tư phát triển
P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động