Thứ sáu 18/04/2025 21:43

Hải Phòng: Hành trình quần đảo Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới

Từ năm 2012, Hải Phòng đã xây dựng hồ sơ đề cử, thực hiện công tác giải trình, vận động và sau 11 năm quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới.

Vào ngày 16/9/2023, tại Thủ đô Riyadh (Ả-rập Xê-út), Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninhvà TP. Hải Phòng) là di sản thiên nhiên thế giới.

Để có được kết quả đáng ghi nhận trên, trong một khoảng thời gian dài từ năm 2012, TP. Hải Phòng đã xây dựng hồ sơ đề cử và thực hiện công tác giải trình, vận động.

Ông Trịnh Văn Tú – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hải Phòng thông tin về quá trình xây dựng hồ sơ đề cử

Theo ông Trịnh Văn Tú – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hải Phòng, trong quá trình xây dựng hồ sơ đề cử, UBND TP. Hải Phòng đã chỉ đạo và tổ chức các công việc như: Hội nghị tham vấn các bên liên quan cùng một số chuyên gia trong nước và quốc tế để tham vấn, xin ý kiến đối với tài liệu lập luận, giải trình một số khuyến nghị của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN).

Bên cạnh đó, TP. Hải Phòng đã tổ chức đoàn công tác làm việc, trao đổi trực tiếp với các đại sứ ở nước ta là thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới. Tổ chức cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với IUCN để giải trình, làm rõ những thắc mắc, khuyến nghị của IUCN để tìm kiếm sự đồng thuận đối với hồ sơ di sản. Phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu lập luận để Đại sứ Lê Thị Hồng Vân - Thường trực phái đoàn Việt Nam tại UNESCO (Pháp) gặp gỡ, trao đổi, làm rõ các giá trị của di sản đối với 20/21 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới tại Pháp.

Tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới được tổ chức ở Ả-rập Xê-út, đoàn công tác của Việt Nam đã gặp gỡ, trao đổi, vận động đối với 21/21 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới, IUCN, bộ phận soạn thảo nghị quyết của UNESCO... để giải trình, làm rõ giá trị của di sản đề cử.

Hồ sơ đề cử di sản đã được 21/21 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhất trí ghi danh Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới”, ông Trịnh Văn Tú thông tin.

Hải Phòng sẽ đề nghị nâng mức phí tham quan Di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà bằng với mức phí của vịnh Hạ Long

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hải Phòng cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, sẽ tập trung cao tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trong nước và quốc tế về giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Ngoài ra, hoàn thiện kế hoạch quản lý di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà theo hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thiên nhiên thế giới 1972. Tham mưu triển khai lập quy hoạch tổng thể di sản thế giới theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa. Xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Đồng thời, triển khai thực hiện một số khuyến nghị của Trung tâm Di sản thế giới đối với Di sản thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà như: Sửa đổi các ranh giới của Vườn Quốc gia Cát Bà để ăn khớp với các ranh giới của phần mở rộng Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Mở rộng phân tích sức chịu tải sinh thái hiện hữu đã được thực hiện đối với Vịnh Hạ Long cho toàn vùng di sản…

Trong đó, sẽ triển khai các nhiệm vụ cụ thể như: Tập trung giải quyết triệt để tình trạng tắc nghẽn giao thông tại bến Phà Gót vào những dịp cao điểm về du lịch. Đầu tư xây dựng bến tàu khách Bến Bính. Phối hợp với tỉnh Quảng Ninh triển khai nâng cấp phà Gia Luận - Tuần Châu. Đẩy nhanh tiến độ dự án cáp treo và các khu vui chơi giải trí có liên quan tại Cát Bà. Đề nghị nâng mức phí tham quan Di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà bằng với mức phí của vịnh Hạ Long. Chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển du lịch gắn với với di sản.

Đồng thời, kiện toàn Ban Quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Quần đảo Cát Bà trên cơ sở tích hợp các đơn vị: Vườn Quốc gia Cát Bà, Ban Quản lý các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà thành một đơn vị để thống nhất việc quản lý và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận Di sản Thế giới bởi nơi đây chứa đựng các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm các đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ và các đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với các đặc điểm karst liên quan như các mái vòm và hang động.

Với 1.133 hòn đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ được bao phủ bởi thảm thực vật phong phú trên mặt nước lấp lánh màu ngọc bích, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà hiện lên như một bàn cờ bằng đá quý.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà còn là nơi chứa đựng một môi trường sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Đặc biệt, Voọc Cát Bà là loài quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất và được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Đến nay, còn khoảng 60-70 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà, không còn nơi nào khác trên thế giới xuất hiện loài này.

Ngọc Tiến - Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Hướng đi nào để chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không bị 'tụt hậu'

Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ dự kiến còn 66 xã

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Lai Châu: Người tử vong, người hôn mê nghi do nấm độc

Đà Nẵng: Chi tiết dự kiến 18 xã, phường và 1 đặc khu

Nghệ An lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã