IEA, tổ chức tư vấn cho các chính phủ về chính sách năng lượng, đã công bố báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới (WEO) hàng năm, trước hội nghị thượng đỉnh COP26 của Liên Hợp Quốc tại Glasgow vào cuối tháng 10. Báo cáo cũng được đưa ra khi giá điện tăng lên mức kỷ lục trong bối cảnh các hạn chế về đại dịch toàn thế giới được nới lỏng. Triển vọng hàng năm được theo dõi rộng rãi định hình kỳ vọng giữa các chính phủ, công ty và nhà đầu tư về việc sử dụng than, dầu và khí đốt trong tương lai. Trong báo cáo năm nay, IEA đã thúc giục các chính phủ thực hiện các cam kết mạnh mẽ hơn để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học, cần chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều trong sự phục hồi đầu tư vào năng lượng sau đại dịch. Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết: thế giới không đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai và những bất ổn đang tạo tiền đề cho một giai đoạn đầy biến động phía trước. IEA lưu ý rằng nhu cầu về năng lượng tái tạo tiếp tục tăng. Tuy nhiên, "tiến độ năng lượng sạch này vẫn còn quá chậm để đưa lượng khí thải toàn cầu vào mức giảm liên tục về 0 ròng" vào năm 2050, mà IEA tin rằng sẽ giúp hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C (2,7 độ F). Hơn 40% mức giảm phát thải cần thiết sẽ đến từ các biện pháp tự chi trả, chẳng hạn như nâng cao hiệu quả, hạn chế rò rỉ khí, hoặc lắp đặt gió hoặc năng lượng mặt trời ở những nơi mà hiện nay chúng là công nghệ phát điện cạnh tranh nhất.
IEA đã phân tích hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản đầu tiên xem xét các biện pháp và chính sách mà các chính phủ đã áp dụng. Cơ quan này cho biết, bất chấp các biện pháp này, lượng khí thải hàng năm trên toàn thế giới sẽ vẫn tương đương với việc các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo kịch bản này, nhiệt độ vào năm 2100 sẽ cao hơn 2,6 độ C so với mức trước công nghiệp.
Kịch bản thứ hai xem xét các cam kết của các chính phủ nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0, có khả năng tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng sạch trong thập kỷ tới. IEA kết luận, nếu các quốc gia thực hiện các cam kết này kịp thời, mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ là khoảng 2,1 độ C vào năm 2100 - một sự cải thiện, nhưng vẫn cao hơn mức 1,5 độ C đã được thống nhất theo hiệp định Paris.
Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo này có thể sẽ tạo áp lực lên các chính phủ thúc đẩy hành động khí hậu lớn hơn tại hội nghị thượng đỉnh COP26 tới đây.