Hải Dương: Kinh nghiệm và hiệu quả từ nâng 'chất' cán bộ

Tỉnh Hải Dương đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
Hải Dương: Kinh tế - xã hội phục hồi rõ nét, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Nơi gần dân nhất

Theo nhận định từ UBND tỉnh Hải Dương, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, nơi gần dân nhất, đến thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

UBND tỉnh Hải Dương chỉ ra rằng, về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định, mỗi đơn vị hành chính có từ 18 - 23 người, mỗi cán bộ, công chức đều có vị trí việc làm tương đối cụ thể theo từng chức danh, đều phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở.

Do vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của từng địa phương và của cả tỉnh. Trong những năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp của tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cả về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Đây là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. So sánh trong 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2019, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng cao rõ rệt.

Tỉnh Hải Dương chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Ảnh Báo Hải Dương
Tỉnh Hải Dương chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Ảnh: Báo Hải Dương

Hàng năm, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đánh giá, xếp loại đạt mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm tỷ lệ cao. Trên thực tế, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng cao, đóng góp rất lớn trong tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã trong triển khai tốt việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương luôn đạt ở mức cao, ước đạt 10,2%. Quy mô GRDP đạt trên 211.000 tỷ đồng (tăng gấp 1,13 lần so với năm 2023), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng.

Tỉnh cũng có nguồn thu ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 28.813 tỷ đồng (vượt 46,7% dự toán, tăng 28,5% so với năm 2023). Lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục hàng đầu trong cả nước.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, hài hòa với phát triển kinh tế; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và củng cố. Tỉnh Hải Dương là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2023.

Tăng cường thu hút người tốt nghiệp đại học loại xuất sắc

Để có được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ, chất lượng như đã đề cập, UBND tỉnh Hải Dương đã đặt ra một số kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của tỉnh về cán bộ, công chức cấp xã theo thẩm quyền. Theo quy định tiêu chuẩn về cán bộ, công chức cấp xã chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung cấp như hiện nay là quá thấp. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, cấp xã phải tốt nghiệp đại học. Vì vậy, bám sát vào quy định của Trung ương, tỉnh đã xây dựng và ban hành các quy định của tỉnh phù hợp với tình hình địa phương để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, như căn cứ quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Thứ hai, hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh. Công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh cán bộ, công chức là cơ sở để tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã.

Đây là bước tiến quan trọng hướng tới chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần trực tiếp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh, coi đây là công cụ quan trọng nhất trong quản lý cán bộ, công chức nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong đó có cán bộ, công chức cấp xã.

Thứ ba, đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thu hút nhân tài, trí thức trẻ vào bộ máy chính quyền cấp xã.

Đối với cán bộ được tuyển chọn thông qua bầu cử, ngoài quy định chung, ngay từ trước năm 2010, công tác quy hoạch, lựa chọn nhân sự cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã gồm các chức danh: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND cấp xã, tỉnh đã có quy định phải có trình chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên.

Đối với tuyển dụng công chức, trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, tỉnh đã quy định đầu vào công chức phải có chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đúng với vị trí cần tuyển. Đồng thời tăng cường thu hút đối với những người tốt nghiệp đại học loại xuất sắc.

Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, vừa thông thạo kỹ năng hành chính, hiểu biết pháp luật, có năng lực làm việc và ứng xử phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Xây dựng văn hóa ứng xử, giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp mục tiêu cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân.

Thứ sáu, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức thực thi công vụ, công chức.

Từ ngày 1/12/2024, theo Nghị quyết số 1250/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025, tỉnh Hải Dương có 207 đơn vị cấp xã (151 xã, 46 phường và 10 thị trấn).
Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Ngày 9/4/2025, Ban Tổ chức tỉnh uỷ Nam Định đã công bố quyết định sáp nhập 2 cơ quan báo chí địa phương và bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định mới.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất chưa thực hiện việc khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng thuộc dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Theo kế hoạch, dự án xây dựng Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2 sẽ được khởi công trước ngày 30/6/2025, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 400 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Tập đoàn Thép Việt Đức tại Vĩnh Phúc bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thế hệ 9X, mở ra làn sóng lãnh đạo trẻ với tư duy hiện đại và tầm nhìn quốc tế.
Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Với công suất lên đến 15.000 tấn tôm/năm (tương đương 30.000 tấn nông sản), nhà máy Happy Food VietNam (Đồng Tháp) được vận hành trên nền tảng công nghệ cao.
Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Nếu sáp nhập huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào TP. Hồ Chí Minh không chỉ thay đổi địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội phát triển đột phá cho địa phương này.
Hành trình 60 năm cho nguồn nhân lực thương mại dịch vụ

Hành trình 60 năm cho nguồn nhân lực thương mại dịch vụ

60 năm phát triển cũng là khoảng thời gian Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội phấn đấu cho đào tạo nguồn nhân lực thương mại và dịch vụ của Thủ đô.
Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025 với chủ đề “Cà phê Gia Lai – Bazan đi khắp ba miền” đặt mục tiêu sẽ có hơn 10.000 lượt khách tham gia trải nghiệm.
Quảng Ngãi: Chật vật giữ nghề ủ giá bằng cát sông Trà Khúc

Quảng Ngãi: Chật vật giữ nghề ủ giá bằng cát sông Trà Khúc

Từng là niềm tự hào bao đời người dân thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nghề ủ giá bằng cát sông Trà Khúc nay chỉ còn 3 hộ chật vật giữ nghề.
Sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh: Phá vỡ ‘ranh giới’ liên kết vùng

Sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh: Phá vỡ ‘ranh giới’ liên kết vùng

Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) vào TP. Hồ Chí Minh chìa khóa để vùng kinh tế phía Nam bứt phá.
Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Trước đây, hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận từng có quãng thời gian hợp nhất thành một. Tên tỉnh này có thể nhiều người chưa từng nghe qua.
Hải quan khu vực II chủ động ứng phó

Hải quan khu vực II chủ động ứng phó 'bão' thuế quan

Trước việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, Chi cục Hải quan khu vực II đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh

Cơ quan hải quan đề nghị Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với một số công ty trên địa bàn thành phố.
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về sắp xếp cấp xã của tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau khi sáp nhập vào thành phố.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Trước thuế đối ứng của Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp chuyển hướng thị trường khác.
TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về hai phương án bỏ cấp quận, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn toàn thành phố.
Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Tỉnh Nghệ An đang gấp rút giải quyết các tồn đọng, vướng mắc liên quan đến Nhà máy thủy điện Bản Vẽ trước khi không tổ chức cấp huyện.
Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Chiều 8/4, tại hội nghị tổng kết hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới, chương trình làm nhà mới cho hộ nghèo được đưa vào sử dụng.
Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Ngày 8/4, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam (1961-1962), xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu.
Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh

Nếu sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi đây sẽ là vựa lúa lớn của cả nước, vừa có biển, có núi, có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.
Vì sao hóa đơn tiền điện phía Nam sắp tăng đột biến?

Vì sao hóa đơn tiền điện phía Nam sắp tăng đột biến?

Dự báo tháng 4-5, cao điểm nắng nóng có lúc lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025

UBND tỉnh Nam Định vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 9 tháng cuối năm, với quyết tâm duy trì đà tăng trưởng và tạo bứt phá.
Cần Thơ chốt ngày 15/4 trình dự thảo đề án sáp nhập

Cần Thơ chốt ngày 15/4 trình dự thảo đề án sáp nhập

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Mobile VerionPhiên bản di động