Thứ ba 06/05/2025 16:40

Hà Tĩnh: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 tăng 3,7%

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Tĩnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 của Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng, ước đạt hơn 40.800 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Dù chịu ảnh hưởng đại dịch, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng, ước đạt hơn 40.853,84 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị đạt 20 tỷ đồng, tăng 33,72% so với tháng trước.

Vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng

Những mặt hàng có doanh thu tăng khá so với tháng trước như: hàng may mặc tăng 14,5%; đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 7,7%...

Trong cơ cấu doanh thu bán lẻ hàng hóa, 2 nhóm ngành lương thực, thực phẩm và ô tô có mức tăng cao, ổn định nhất. Theo đó, lương thực, thực phẩm đạt hơn 18.974,24 tỷ đồng, tăng 21,34%; ô tô đạt gần 4.253,88 tỷ đồng, tăng 46,87%.

Theo đánh giá của ngành Công Thương, nhìn chung trong năm 2020, hoạt động thương mại nói riêng và tình hình kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói chung gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh và thiên tai là yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa tiêu dùng. Kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo sức mua giảm theo.

Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đang dần phục hồi, duy trì mức tăng trưởng khá, đặc biệt là trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp, cửa hàng tăng cường các hình thức khuyến mại, kích cầu mua sắm.

Cùng với đó, tình hình hoạt động thương mại của tỉnh Hà Tĩnh cũng có sự chuyển biến cơ bản về phương thức hoạt động, chủng loại hàng hóa kinh doanh. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển việc mua sắm từ các chợ, trung tâm thương mại truyền thống sang điểm bán lẻ quy mô lớn, cửa hàng tiện ích, siêu thị...

Để đảm bảo cho hoạt động mua sắm của người dân vào dịp cuối năm, ngành Công Thương chủ động thực hiện dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường; tăng cường thông tin dự báo nhằm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá thịt lợn; kiểm soát thị trường, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Âm lịch hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật hàng hóa

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị qua đời ở tuổi 106

Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 4/2025

Hà Nội: Giải quyết dứt điểm đơn thư đất đai ngay từ khi phát sinh

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Không để xảy ra việc 'đóng đủ tiền mới cấp cứu'

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

Quảng Ngãi: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Văn An

Sóc Trăng: Công nghiệp và thương mại tăng tốc trong tháng 4/2025

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Cần Thơ sau sáp nhập: Động lực phát triển mới từ kinh tế biển

Du lịch Cần Thơ thu về gần 400 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

Hải Phòng: Kỳ nghỉ lễ sôi nổi, vui tươi và ý nghĩa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Hơn 1,1 triệu lượt du khách đến Quảng Ninh dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn