Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến thương mại nhằm kết nối đưa sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh vào hệ thống phân phối trong cả nước và xuất khẩu
Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số Trưng bày 110 sản phẩm OCOP tại Triển lãm "Khát vọng Việt Nam"

Trang bị kỹ năng cho thanh niên khai thác tiềm năng kinh tế số

Chiều ngày 16/9, tại Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với nội dung “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP” để trang bị kỹ năng số cần thiết cho thanh niên vững bước khởi nghiệp.

Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Toàn cảnh diễn đàn "Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP"

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn - cho biết, đây là cơ hội cho các chủ thể, doanh nghiệp, người dân tiếp cận đến các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trên các nền tảng số, định hướng tư duy và khai thác tiềm năng kinh tế số để nâng cao hiệu quả trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP.

Theo đó, nội dung chính của diễn đàn sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về 3 vấn đề: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; kinh tế số từ góc nhìn của thương mại điện tử; quảng bá tài nguyên bản địa trên không gian số.

“Đây là 3 vấn đề rất quan trọng, là những giải pháp rất cụ thể để thực hiện những mục tiêu đổi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững. Với tinh thần đó, tôi mong muốn, các diễn giả, chuyên gia tập trung vào những vấn đề chính, cốt lõi, đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị liên quan đến triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới”, ông Ngô Văn Cương lưu ý.

Cùng với những thế mạnh về các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn cũng mong muốn trong thời gian tới, lực lượng lao động trẻ tiên phong là đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh sẽ khai thác tối đa tiềm năng kinh tế số để xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP.

Hà Tĩnh: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Khánh Toàn - Phụ trách Quan hệ Chính phủ TikTok Việt Nam - lý giải vì sao nên đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử mặc dù đó là điều không hề dễ dàng, là một bài toán thách thức.

“Có những điểm tích cực như các video về sản phẩm OCOP sẽ dễ nổi tiếng với câu chuyện nhân văn, được xem như một chất liệu tuyệt vời. Mỗi sản phẩm được quảng cáo có chất lượng trên trung bình, được đảm bảo bởi cơ quan nhà nước; có ý nghĩa nhân văn, giá trị cộng đồng lớn. Do đó, TikTok Việt Nam đã ký kết hợp tác với Trung ương Đoàn để cùng đẩy mạnh chương trình quảng bá này với tỉ lệ lên xu hướng rất cao và thường được ưu tiên về mặt lưu lượng”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết.

Hiệu quả từ hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP trên nhiều nền tảng được thể hiện qua con số doanh thu tăng hơn 40% so với trước đây, nhiều sản phẩm có mặt trong hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử có uy tín trong nước và quốc tế.

Về việc này, ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh – nhận định, việc khai thác tiềm năng kinh tế số trong hoạt động xúc tiến thương mại là xu thế tất yếu và là một trong những bước đi quan trọng nhằm thích ứng linh hoạt, đẩy mạnh quảng bá, kết nối đưa sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh vào các hệ thống phân phối trong cả nước và xuất khẩu.

“Tôi kỳ vọng đây là cơ hội để cơ sở OCOP, thanh niên Hà Tĩnh được trao đổi với các chuyên gia chuyển đổi số hàng đầu trong cả nước về các mô hình kinh tế số đang được áp dụng hiệu quả trong nước và trên thế giới; những khó khăn và định hướng mô hình kinh tế số phù hợp với các cơ sở tại tỉnh Hà Tĩnh”, ông Võ Tá Nghĩa nói.

Bồi dưỡng “hạt nhân số” cho vùng sâu, vùng xa vươn lên khởi nghiệp

Trước đó, sáng 16/9, tại Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị tập huấn Tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn. Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm bồi dưỡng “hạt nhân số” ở vùng sâu, vùng xa vươn lên khởi nghiệp và hỗ trợ người dân tiếp cận với thương mại điện tử.

tập huấn Tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn
Tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn

Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn - cho biết, thương mại điện tử ở Việt Nam đã và có cơ hội bùng nổ sau đại dịch và trở thành xu hướng, phương tiện mua sắm, tiêu dùng tiếp cận được đa số người dân từ vùng sâu, vùng xa đến đô thị. Trong thời gian ngắn, các trang thương mại điện tử cũng trở nên phổ biến hơn, xu hướng dịch chuyển sang các trang mạng xã hội được thể hiện qua số lượng người dùng có thói quen mua sắm qua Facebook, TikTok Shop tăng nhanh chóng.

Theo đó, số lượng các nhà sáng tạo nội dung ngày càng đa dạng và lan sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Điều này khiến người xem vừa cảm nhận được câu chuyện của sản phẩm, có cảm xúc, vừa kích thích nhu cầu tiêu dùng, mua sắm. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ chỉ cần xây dựng vài tháng đã có tiềm lực tương đương so với xây dựng cửa hàng truyền thống.

“Vì vậy, Trung ương Đoàn mong muốn sẽ trang bị được kỹ năng cho thanh niên vùng sâu, vùng xa để tận dụng ưu việt kinh tế số để xây dựng kênh bán hàng hiệu quả để trả lời câu hỏi: “Bán đi đâu?”, chị Nguyễn Thị Thu Vân nói.

Đặc biệt hơn cả, khi có năng lực bán hàng trực tuyến qua các trang thương mại điện tử và mạng xã hội, thanh niên nông thôn sẽ thực hiện được mục tiêu kép, đó là vừa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp, vừa hỗ trợ được bà con nông dân tiêu thụ nông sản.

Hà Tĩnh mời diễn viên, KOL nổi tiếng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP
Hà Tĩnh mời diễn viên, KOL nổi tiếng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã Một sản phẩm” (OCOP) được coi là một trong những chương trình trọng điểm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có lợi thế tại mỗi địa phương.

Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có gần 240 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm được công nhận đều mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: Bưởi Phúc Trạch, Nhung Hươu Hương Sơn, Kẹo cu đơ, Trầm hương Phúc Trạch, Cam giòn, Bánh đa vừng... đã tạo nên những thương hiệu riêng cho vùng đất Hà Tĩnh.

Hội nghị tập huấn đã thu hút được nhiều chủ thể là những người trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia chương trình.

Nhiều gương mặt diễn viên nổi tiếng lên sóng quảng bá các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh
Nhiều gương mặt diễn viên nổi tiếng lên sóng quảng bá các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

“Với cách tiếp cận mới, đổi mới hình thức, tập huấn trực tiếp, hướng dẫn tận tay, cụ thể từng việc, từng bước, quy trình để hỗ trợ thanh niên, chủ thể sản phẩm OCOP thực hành… hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả đáng ngờ.

Thông qua hội nghị tập huấn, thanh niên nông thông tỉnh Hà Tĩnh sẽ hiểu rõ hơn về thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng trực tuyến để quảng bá và giải quyết vấn đề tiêu thụ cho bà con nông dân để tiết kiệm thời gian, chi phí giao tiếp, giảm bớt sự phụ thuộc trung gian”, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liện hiệp thanh niên tỉnh Hà Tĩnh nhận định.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu

Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu

Sáng 3/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2023.
Vì sao 5 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước sinh hoạt?

Vì sao 5 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước sinh hoạt?

Dân số đồng bằng sông Cửu Long hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.
Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ nhiều địa phương trên cả nước.
Ngày 29/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm  nâng cao năng lực chuyển đổi số cơ sở sản xuất nông thôn

Ngày 29/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực chuyển đổi số cơ sở sản xuất nông thôn

Sáng ngày 29/9, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm: “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cơ sở sản xuất trong nông thôn mới”.
Ngày 28/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 28/9: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới”

Tin cùng chuyên mục

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.
Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, Việt Nam đã ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm các nước, quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 về việc cấp giấy phép thành lập Quỹ Việt Nam xanh và công nhận Điều lệ Quỹ.
Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Huyện Hương Sơn: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Nhờ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, đến nay, diện mạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều thay đổi.
Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Nhà nông Việt được tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững nhờ ForwardFarming

Quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đang được các đối tác thể hiện mạnh mẽ trong dự án ForwardFarming
Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem

Phiên chợ OCOP 4.0, đưa các sản phẩm OCOP nổi bật của huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) lên sóng livestream ngày 31/8 đã thu hút hơn 5 triệu lượt xem.
Soi

Soi 'sức khỏe' của doanh nghiệp nông nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp nông nghiệp chỉ bằng 0,62% tổng doanh thu của hệ thống doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng doanh nghiệp nông nghiệp còn rất khiêm tốn.
Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên trong chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới

Hiện, tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu của khu vực Tây Nguyên và cả nước về chuyển đổi số, tăng tốc ứng dụng nông nghiệp thông minh.
Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU

Từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt trên 4 nghìn vụ vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt trên 110 tỷ đồng.
Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hải Dương hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh...
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Để ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển cần bắt nguồn từ người dân. Họ phải sống tốt với cây luồng, cây vầu, khi đó mới đảm bảo được vùng nguyên liệu
Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.
Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Giải đáp các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Chiều 14/8, diễn ra Tọa đàm trực tuyến phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.
Bài 1: Vì sao sống ở

Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Dù có tiềm năng lớn trong phát triển tre, luồng, nhưng cây trồng này vẫn chưa giúp người dân vùng đồng bào dân tộc tại nhiều địa phương trở nên giàu có.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, Bộ Nông nghiệp ra công văn chỉ đạo

Trước tâm lý “treo ao”, chờ thị trường, lo ngại thiếu nguyên liệu thủy sản cuối năm, ngày 8/8/2023, Bộ Nông nghiệp đã có công văn chỉ đạo vấn đề này.
Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát Công điện khẩn về việc khẩn trương thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU.
Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Liên kết vùng: Đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới các hệ thống phân phối lớn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết vùng không chỉ giúp doanh nghiệp, HTX nắm bắt thị trường mà còn đưa sản phẩm thế mạnh địa phương tới hệ thống phân phối.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động