Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế

Đến năm 2030, Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics theo Quyết định số 1037 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cảng Vũng Áng - Sơn Dương thuộc Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng là cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - cảng loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam, hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ logistics.

Bắt kịp xu thế

Hà Tĩnh được xem là điểm trung chuyển hàng hóa với Lào, Đông Bắc Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Cha Lo bằng tuyến quốc lộ 8A và quốc lộ 12. Đây là cửa ngõ ngắn nhất ra Biển Đông của Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế, giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới. So với khu vực thì cảng Vũng Áng - Sơn Dương có lợi thế độ sâu tự nhiên lớn, trung bình trên -10m, hàng năm độ sa bồi ít nên có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn gắn với tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Cảng Vũng Áng kết nối với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế đi các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi.

Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế
Đầu tư xây dựng trung tâm logictics là rất cần thiết để các địa phương có thể giao thương, hợp tác thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, về hạ tầng cảng biển, tỉnh này hiện có 5 bến cảng với 21 cầu cảng được Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào sử dụng. Ngoài bến cảng tổng hợp, container Vũng Áng là bến chính tại Vũng Áng, đảm nhận hầu hết hàng tổng hợp container từ thị trường trong nước và hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan. Bến tổng hợp được bố trí 6 cầu cảng, trong đó 2 cầu cảng hoạt động là cầu cảng số 1 độ sâu -11m, tiếp nhận tàu chở hàng đến 4,5 vạn DWT, tàu container 3 vạn DWT; cầu cảng số 2 độ sâu -13 m, tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp trọng tải đến 6,1vạn DWT, tàu container 4,5 vạn DWT. Năng lực thông qua 9,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,7 triệu tấn/năm vào năm 2030, còn 4 cầu cảng hiện đang đầu tư xây dựng.

Cảng Vũng Áng khi hoàn thiện sẽ có 17 bến, trong đó có 11 bến cảng tổng hợp, container; 6 bến chuyên dùng cho nhập than và xuất nhập xăng dầu. Cảng Sơn Dương hoàn thiện sẽ có 51 bến chuyên dùng, trong đó có 32 bến của Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, 13 bến cho khu lọc hóa dầu Formosa, 6 bến tàu cho nhiệt điện Vũng Áng. Đặc biệt, hệ thống cảng biển ở Vũng Áng, Sơn Dương có vị trí “vàng” trên hành lang hàng hải quốc tế, có điều kiện phát triển thành trung tâm logistics tầm cỡ.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Tĩnh, việc đầu tư cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hoá được xem như là chìa khoá để giải quyết điểm nghẽn trong việc thu hút đầu tư và cắt giảm chi phí dịch vụ logistics. Trung tâm logistics tại cảng Vũng Áng - Sơn Dương được quy hoạch là trung tâm logistics hạng I, cấp quốc gia và quốc tế. Trong đó, khu logistics Vũng Áng có diện tích quy hoạch 106,9ha, công suất khoảng 16,3 triệu tấn/năm; khu logistics cảng Sơn Dương có diện tích quy hoạch 159,84ha, công suất khoảng 22,5 triệu tấn/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, để có cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics tại Vũng Áng, ngày 8/4/2021, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1734 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng, tỷ lệ 1/500. Theo đồ án quy hoạch được phê duyệt, Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng có quy mô hơn 133ha thuộc địa bàn xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) với 6 phân khu chức năng gồm: khu kho logistics, khu quản lý điều hành; dịch vụ tài chính ngân hàng và dịch vụ phụ trợ: khu nhà dịch vụ lưu trú cho chuyên gia, khách hàng và dịch vụ thiết yếu; đất giao thông, bãi đậu xe; khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật; cây xanh...

Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng được quy hoạch là trung tâm logistics hạng I, phục vụ các hoạt động dịch vụ logistics trong tỉnh, khu vực và quốc tế. Đây cũng sẽ là điểm tập kết hàng từ các KKT, khu - cụm công nghiệp thuộc Hà Tĩnh và khu vực Bắc Quảng Bình để vận chuyển đến cảng Hải Phòng bằng đường biển; vận chuyển trực tiếp bằng đường biển đến các cảng trung chuyển lớn trong khu vực như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore; vận chuyển bằng đường bộ từ QL 8 và QL 12C đến Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Hà Tĩnh tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng cảng biển, Cảng Lào - Việt, Hoành Sơn, Vingroup… hạ tầng giao thông, kho bãi. Đồng thời, ưu tiên nguồn vốn trung hạn đầu tư xây dựng đê chắn sóng cảng Vũng Áng theo quy hoạch gồm đê phía Bắc dài 370m, đê phía Tây dài 1.850m. Cùng với hạ tầng giao thông thuận lợi kết nối các vùng miền, Hà Tĩnh sẽ trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển lớn của khu vực trong tương lai. Đây chính là những yếu tố thuận lợi để Hà Tĩnh phát triển lĩnh vực logistics, mở ra một hướng đi mới cho các nhà đầu tư.

Vẫn còn điểm nghẽn

Mặc dù Hà Tĩnh được đánh giá giàu tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics nhưng nhìn từ thực tế, hoạt động logistics tại đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn không ít bất cập. Theo Cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh, đối với khu vực cảng biển Hà Tĩnh, thời gian qua có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, dần tạo dựng được vị thế, mắt xích quan trọng trong hải trình khu vực.

Tuy nhiên, trên thực tế ở khu vực ven biển miền Trung đã phát triển 20 cảng biển lớn, nhỏ nhưng tổng sản lượng hàng qua cụm cảng của vùng chỉ chiếm một thị phần nhỏ của cả nước. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do mật độ cảng biển dày đặc nên nguồn vốn đầu tư dàn trải, quy mô đầu tư dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa. Do vậy, các cảng miền Trung chỉ mới hoạt động mang tính chất gom hàng rồi vận chuyển đến các cảng Hải Phòng hoặc TP. Hồ Chí Minh để xuất hàng.

Hà Tĩnh: Đón cơ hội trở thành trung tâm logistics quốc tế

Kể từ chuyến tàu đầu tiên vào tháng 4/2021 đến cuối tháng 10, cảng Vũng Áng đã đón 13 chuyến tàu container cập bến

Trong "Đề án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025", tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra nhiều hạn chế như, việc đầu tàu kinh tế là Nhà máy thép Formosa chủ yếu vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra bằng đường biển thông qua cảng biển nội bộ và ít sử dụng dịch vụ thuê ngoài dẫn đến lưu lượng vận chuyển trong địa bàn tỉnh không tăng cao tương ứng. Ngoài thép của Formosa thì số lượng doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn ít, quy mô nhỏ, kim ngạch chưa cao, mặt hàng chưa đa dạng.

Năng lực cạnh tranh của DN sản xuất, xuất nhập khẩu còn hạn chế; đa số quy mô nhỏ và vừa, chi phí logistics trong giá thành sản phẩm còn cao. Mặc dù Hà Tĩnh có đường biên giới trực tiếp với Lào nhưng giao thương còn rất hạn chế. Các hoạt động giao thương của Lào vẫn qua Thái Lan dù khoảng cách từ Lào qua Thái Lan xa hơn qua Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu vẫn là điểm hạn chế, khi điều kiện kho bãi, nhất là bãi chứa container chật hẹp, thiếu các thiết bị bốc dỡ, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa. Hiện tại các DN xuất khẩu trên địa bàn đang vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ qua cảng Hải Phòng, với chi phí lên tới 14-15 triệu/container. Cơ sở hạ tầng cũng như năng lực bốc dỡ của cảng Vũng Áng, cảng Xuân Hải còn hạn chế nên việc thu hút các DN xuất nhập khẩu còn khó khăn.

Điểm nghẽn tiếp theo đó là hệ thống hạ tầng phục vụ xuất - nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo còn thiếu đồng bộ như hệ thống kho, bãi; các dịch vụ còn thiếu và yếu. Việc khai thác thị trường thông qua hợp tác khu vực của các nước chưa mạnh nên mức độ giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chưa nhiều, kim ngạch XNK hàng năm còn quá thấp so với các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc.

Dưới góc nhìn của DN, ông Phạm Văn Túc - Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh - cho rằng, dịch vụ hậu cảng, logistics tại Vũng Áng dù đã được đầu tư nhưng nhìn chung còn hạn chế. Cụ thể là điều kiện kho bãi, nhất là bãi chứa container đang chật hẹp; các thiết bị bốc dỡ hàng hóa đang thiếu nghiêm trọng… bên cạnh đó khu vực hậu cần cảng Vũng Áng cũng thiếu và yếu. Điều này khiến việc tổ chức vận chuyển hàng từ cảng về các tuyến quốc lộ gặp rất nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí làm giá vận chuyển đường thủy vẫn cao hơn so với đường bộ, không hấp dẫn với khách hàng. Đồng thời, làm hạn chế sự phát triển vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ logistics...

Theo số liệu thống kê từ Sở Công Thương Hà Tĩnh, với trên 300 DN tham gia cung cấp dịch vụ logistics như, dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận… nhưng chủ yếu ở khâu vận tải hàng hóa và một số dịch vụ cơ bản như thực hiện các thủ tục hải quan, đại lý tàu biển… doanh thu dịch vụ vận tải chủ yếu đến từ vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 84 - 90% (đạt 4,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2020); vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường biển chiếm tỷ trọng dưới 1,2%; dịch vụ kho bãi và dịch vụ hỗ trợ khác chiếm tỷ trọng 12-15% trên tổng doanh thu ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

Cùng với bất cập về hạ tầng kết nối thì nhiều chính sách về thuế, phí, lệ phí còn chồng chéo phát sinh cho DN vận tải dẫn đến chi phí đầu vào ngành vận tải tăng, giá thành vận tải vẫn cao hơn các nước trong khu vực.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động