Thứ sáu 09/05/2025 16:47

Hà Tĩnh dẫn đầu khu vực Bắc trung bộ về tăng trưởng công nghiệp

Mặc dù chịu ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Hà Tĩnh vẫn duy trì tăng trưởng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GRDP của Hà Tĩnh ước đạt 23.435 tỷ đồng, ước đạt 6,38%. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng gần 21%

Tăng trưởng GRDP ở mức 6,38%

Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng trong hoàn cảnh khó khăn, đó chính là việc kiểm soát, chống dịch Covid-19 khá hiệu quả. Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này đã khống chế ở mức thấp nhất có thể về số ca lây nhiễm. Để có được điều đó là nhờ các biện pháp kiểm dịch hàng loạt, truy vết tiếp xúc diện rộng và kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển, cho phép các nhà máy vẫn mở cửa và người dân nhanh chóng trở lại làm việc.

Để đảm bảo tăng trưởng GRDP, phải thực hiện nghiêm quy định 5K, nhanh chóng tiêm vắc xin cho người dân giúp ổn định sản xuất, kinh doanh

Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GRDP) trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 23.435 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,38% - đây là mức tăng trưởng khá ở khu vực Bắc Trung bộ. Ngành công nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng khá, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp cơ bản hoạt động ổn định, sản xuất hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Trong mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,13%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,74%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 6,41%... Ngoài ra, dù ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn ước đạt 2.428,95 triệu USD, tăng 79,66% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi rõ trong đại dịch.

Cùng với đó, Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn, đồng thời rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Cũng trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn có 508 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 3.622,13 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,32% và vốn đăng ký tăng 54,7%. Cụ thể, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới của Hà Tĩnh đạt 7,13 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 là 6,97 tỷ đồng). Đồng thời Hà Tĩnh cũng đã giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là hơn 10.200 người (tăng 2,31% so với cùng kỳ 2020).

Dù vậy, dịch Covid-19 cũng vẫn thể hiện tác động tiêu cực đến kinh tế Hà Tĩnh trong 6 tháng đầu năm 2021 thông qua những con số cụ thể, toàn tỉnh có 263 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020), 52 doanh nghiệp giải thể (giảm 36,59% so với cùng kỳ năm 2020) đây là con số giảm kỷ lục trong nhiều năm qua. Cũng trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,38%, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành cả nước, thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 7.495 tỷ đồng, tăng 23,12% so với cùng kỳ năm trước, đạt 61,53% dự toán.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2021 đạt 11,05%, tỉnh Hà Tĩnh đang đặt ra các giải pháp triển khai đồng bộ các biện pháp duy trì, phục hồi phát triển kinh tế; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư; đẩy nhanh giải ngân, nhất là vốn đầu tư công; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả.

Chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng gần 21%

Với mức tăng lên đến 20,97%, Hà Tĩnh đã dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung bộ về chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021. Báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Hà Tĩnh, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhìn chung hoạt động ổn định, sản xuất hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Sản xuất công nghiệp vẫn tăng gần 21% trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 22,27%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 29,42%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,94%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 9,21%. Sản xuất bia ước đạt 28,6 triệu lít, tăng 16,12%; điện thương phẩm ước đạt 543,6 triệu kWh, tăng 5,05%; sợi ước đạt 3.365 tấn, tăng 3,38%.

Đáng chú ý, trong báo cáo của Sở Công Thương Hà Tĩnh, trong tổng mức tăng chung của ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với quy mô lớn và có mức tăng 24,25%. Trong đó Tập đoàn Formosa có đóng góp rất lớn với sự ổn định trong hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm, Formosa đã sản xuất hơn 2,7 triệu tấn thép các loại, tăng 35,84% so với cùng kỳ.

Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, kết quả sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 với nhiều khởi sắc là động lực để các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất vào những tháng cuối năm. Theo đó, Hà Tĩnh đang phát triển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,85%; khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 35,42% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,37%. Cùng với đó đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả tích cực.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp