Hà Tĩnh: Các nhà máy điện mặt trời cam kết sẽ thu hồi và xử lý đảm bảo môi trường

Vấn đề xử lý chất thải và các tấm pin mặt trời sau khi đã hết thời hạn sử dụng tại các nhà máy điện mặt trời được đoàn giám sát ĐBQH Hà Tĩnh quan tâm.
Hà Tĩnh sắp có thêm nhà máy điện mặt trời hòa lưới quốc gia Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 2 dự án nhà máy điện mặt trời

Chiều 10/3, tại Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng và Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021.

Đoàn ĐBQH phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa.
Đoàn ĐBQH phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại các Nhà máy điện mặt trời ở Hà Tĩnh.

Được biết, Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng, thuộc thôn Hưng Tân, xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) do Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên xây dựng năm 2020 trên nền diện tích gần 30 ha với tổng vốn hơn 673 tỷ đồng.

Nhà máy hướng đến mục tiêu sản xuất điện năng từ năng lượng điện mặt trời để đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đa dạng hóa nguồn cấp điện trên địa bàn, từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng có công suất 29 MWp, hiện đang tạo việc làm cho 30 lao động. Năm 2022, nhà máy dự kiến sản xuất 35 triệu kWh, song, do ảnh hưởng của thời tiết nên cuối năm, doanh nghiệp chỉ sản xuất được hơn 29 triệu kWh (đạt 81,9% kế hoạch đề ra). Qua đó, Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên thu về doanh thu khoảng 50 tỷ đồng; nộp NSNN gần 5 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa, thuộc thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên) do Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đầu tư với quy mô 63 ha, công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Tham gia phát điện từ tháng 6/2019 đến nay, Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa đã sản xuất 210 triệu kWh điện, đạt doanh thu 451 tỷ đồng. Ngoài tạo 17 lao động thường xuyên, mỗi năm, nhà máy phải sử dụng từ 500 – 800 ngày công lao động phổ thông địa phương để rửa pin, vệ sinh cắt cỏ...

Phát biểu tại buổi làm việc, giám đốc Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa Lê Hồng Phong cũng đề nghị: Chính quyền địa phương cần tuyên truyền để người dân không thả diều xung quanh khu vực dự án điện mặt trời, tránh dây diều bị mắc vào đường dây điện; không vứt rác và xác động vật vào khu vực nhà máy…

Giám đốc Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên (Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng) Bùi Quang Cường cũng nêu ý kiến: Dự án nằm ở vùng đồi núi thấp, phù hợp cho việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời; đồng thời tại đây cũng gần các vị trí trạm biến áp, đường dây truyền tải nên phù hợp cho việc phát triển nhà máy điện mặt trời.

Cũng tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân huyện Cẩm Xuyên Bùi Thị Hảo nếu ý kiến: Cử tri địa phương xung quanh các nhà máy này phản ánh nước thải xả ra không có hệ thống thu gom, một số diện tích đất của dự án đã chuyển đổi mục đích sử dụng, đề nghị doanh nghiệp làm rõ.

Tham gia góp ý, một số thành viên đoàn giám sát cho rằng, các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên cần quan tâm công tác xử lý chất thải và các tấm pin mặt trời; triển khai hiệu quả các giải pháp vận hành an toàn, ổn định để đóng nộp ngân sách và tạo việc làm cho lao động địa phương…

Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia ghi nhận nỗ lực, kết quả của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021. Về những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, đoàn giám sát sẽ tổng hợp các ý kiến, trình cấp trên xem xét.

Cũng theo Đoàn giám sát Quốc hội, thời gian qua, thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên và Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đã tuân thủ đúng các quy định của các luật có liên quan như: Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai… và các nhiệm vụ được quy định tại các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện thu gom xử lý các chất thải, tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng trong sản xuất năng lượng mặt trời, các nhà máy đã xây dựng hệ thống nhà kho, sân bãi nhằm tập kết và chứa đựng các rác thải công nghiệp phát sinh trong quá trình vận hành sửa chữa thay thế để xử lý theo quy định. Với các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng, nhà sản xuất nước ngoài cam kết sẽ thu hồi và xử lý đảm bảo an toàn môi trường.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện còn chậm tiến độ, có nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà góp phần giảm thiểu lượng than và dầu khí cần thiết để phát điện truyền thống, từ đó giảm phát thải khí nhà kính.
Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch lớn nhất cả nước sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện, giảm phát thải khí nhà kính.
Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Việc chuyển đổi nguồn than đầu vào của các cơ sở sản xuất sử dụng hệ nồi hơi sang các nguồn nhiên liệu sạch hơn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính.
IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

Trong báo cáo về việc bổ sung công suất năng lượng tái tạo IRENA chỉ ra vào năm 2023, tổng công suất năng lượng tái tạo đạt 3.870 GW trên quy mô toàn cầu.
Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp

Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp

Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp
Ninh Thuận mời gọi doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận mời gọi doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận kỳ vọng các doanh nghiệp từ Indonesia đầu tư vào năng lượng tái tạo, ngành mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn.
Nhiều triển vọng với trị trường khí đốt tái tạo Australia

Nhiều triển vọng với trị trường khí đốt tái tạo Australia

Việc sản xuất khí đốt tái tạo rất quan trọng trong việc đưa Australia đến gần với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới; châu Âu muốn trở lại với điện hạt nhân

Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới; châu Âu muốn trở lại với điện hạt nhân

Công viên năng lượng tái tạo Khavda đang được xây dựng ở bang Gujarat của Ấn Độ sẽ là nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.
Lý do Trung Quốc “đứng đầu” thế giới về năng lượng mặt trời

Lý do Trung Quốc “đứng đầu” thế giới về năng lượng mặt trời

Trung Quốc tăng cường sản xuất và lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời khi nước này tìm cách làm chủ thị trường toàn cầu và giảm thiểu nhập khẩu năng lượng.
Ninh Thuận sắp tổ chức hội thảo về năng lượng tái tạo

Ninh Thuận sắp tổ chức hội thảo về năng lượng tái tạo

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội thảo về năng lượng xanh, hydro xanh và KCN trung hòa carbon, dự kiến diễn ra trong tháng 3,4 tới.
Ba Lan lên kế hoạch nâng cấp lưới điện nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Ba Lan lên kế hoạch nâng cấp lưới điện nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Theo nhà điều hành lưới điện Ba Lan (PSE), nước này lên kế hoạch đầu tư 16 tỷ USD vào lưới điện để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Việt Nam không giới hạn phát triển các nguồn điện tái tạo phục vụ cho xuất khẩu

Việt Nam không giới hạn phát triển các nguồn điện tái tạo phục vụ cho xuất khẩu

Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam không giới hạn phát triển các nguồn điện tái tạo, song cần nguồn nhân lực giải "bài toán" khi phát triển năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo làm từ đá có thực sự khả thi?

Năng lượng tái tạo làm từ đá có thực sự khả thi?

Gần đây nhiều công ty đã sản xuất các hệ thống pin sử dụng các loại đá thông thường, có thể kết nối trực tiếp với năng lượng gió và mặt trời.
Giải bài toán năng lượng cho các trạm sạc tại Việt Nam

Giải bài toán năng lượng cho các trạm sạc tại Việt Nam

Hơn 20.000 ô tô điện đã được sử dụng tại Việt Nam, tuy nhiên, số lượng trạm sạc trên đường còn thiếu, nguyên nhân do thiếu chính sách cho lĩnh vực này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động