Thứ năm 15/05/2025 12:10

Hà Nội triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP: Linh hoạt biện pháp chi trả

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay nhiều quận, huyện của TP. Hà Nội đã triển khai hỗ trợ các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68.

Đúng đối tượng

Ngày 30/7, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) bắt đầu tổ chức đợt chi trả hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của Nghị quyết 68/NQ-CP. Nhóm đối tượng nhận hỗ trợ đợt này gồm 26 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của Trường mầm non Trí Đức (quận Hà Đông) và 10 trẻ em dưới 6 tuổi là con người lao động; 17 người lao động tự do thuộc phường Kiến Hưng và Dương Nội. Ngoài ra, 278 hộ cận nghèo cũng được UBND quận Hà Đông hỗ trợ với mức 1,5 triệu đồng/hộ trong đợt này.

Huyện Thường Tín triển khai kế hoạch hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) quận Hà Đông, toàn quận dự kiến có 13.000 đối tượng nằm trong diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP với tổng kinh phí hỗ trợ gần 28 tỷ đồng. Ngay sau khi UBND thành phố ban hành Quyết định số 3624/QĐ-UBND ngày 21/7/2021, quận Hà Đông đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch. Tới nay, quận đã xúc tiến việc chi trả cho 2 nhóm đối tượng gặp khó khăn do Covid-19, đó là lao động tự do và lao động tạm hoãn hợp đồng lao động. Do địa bàn không còn hộ nghèo, UBND quận Hà Đông cũng mở rộng đối tượng hỗ trợ tới nhóm hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn, với tổng số 278 hộ được nhận số tiền 1,5 triệu đồng/hộ. Trong tình hình giãn cách, UBND quận Hà Đông triển khai linh hoạt các phương thức chi trả. Với nhóm lao động tự do, một số phường đã chủ động phát đơn, hướng dẫn và chi trả tại nhà. Với nhóm lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, bố trí nhân sự trực ở bộ phận một cửa tiếp nhận hoặc thực hiện nhận qua bưu điện.

Cùng với Hà Đông, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội cũng tiến hành triển khai hỗ trợ các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68. Quận Tây Hồ đã thành lập 3 Tổ thẩm định hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 23/QĐ-TTg và Quyết định số 3642/QĐ-UBND. UBND quận mời Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ quận và đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận tham gia các tổ thẩm định để trực tiếp giám sát công tác triển khai thực hiện, thẩm định hồ sơ.

Trên cơ sở kết quả rà soát, dự kiến số lượng, kinh phí hỗ trợ đối với từng đối tượng được hỗ trợ của UBND 8 phường và bảo hiểm xã hội, Phòng LĐ-TB&XH; UBND quận bố trí tạm ứng đợt 1 kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cho các đơn vị, đảm bảo công tác chi trả kịp thời, đúng quy định. Số kinh phí dự kiến hỗ trợ trên địa bàn quận là tel:49.800.000.000 đồng; cho 9.800 người lao động tạm hoãn hợp động lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc; 1.600 hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động; 11.000 người lao động làm việc không có hợp đồng lao động (lao động tự do). Hiện nay, Bảo hiểm Xã hội quận Tây Hồ đã giải quyết giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.709 đơn vị với 29.998 lao động và số tiền giảm trong tháng 7 là hơn 970 triệu đồng. Bảo hiểm xã hội quận đã tiếp nhận và xác nhận 5 doanh nghiệp với 71 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động.

Đại diện lãnh đạo quận Long Biên cho biết, ngay sau khi nhận được Quyết định số 3642/ QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, ngày 22/7/2021 Chủ tịch UBND quận đã chủ trì tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành quận, UBND các phường triển khai việc hỗ trợ. Tính đến hết tháng 7, quận Long Biên đã chỉ đạo các ngành, UBND các phường rà soát sơ bộ số lượng, kinh phí sẽ thực hiện cho các nhóm đối tượng chi trả trực tiếp từ nay đến hết năm 2021, khoảng 11 nghìn đối tượng dự kiến sẽ được hưởng. Đến ngày 28/7, Bảo hiểm xã hội quận đã thực hiện hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho trên 4.438 đơn vị, số tiền trên 27 tỷ đồng. Các phường của quận Long Biên đang triển khai đến tổ dân phố, rà soát người lao động tự do, hướng dẫn hồ sơ thực hiện, tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở UBND phường, thực hiện chi trả sớm nhất...

Kịp thời hỗ trợ hộ nghèo

Để kịp thời hỗ trợ những hộ nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19, từ ngày 30/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội bắt đầu triển khai hỗ trợ 100% các gia đình thuộc diện hộ nghèo (trừ những hộ được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của UBND TP. Hà Nội).

Lãnh đạo phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) trao tiền hỗ trợ cho người lao động tự do

Hiện, trên địa bàn 15 quận, huyện, thị xã còn hộ nghèo với số lượng 3.180 hộ. Mỗi hộ sẽ nhận được 1 suất quà là nhu yếu phẩm trị giá 1 triệu đồng, bao gồm: Gạo, đường, mì chính, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm... Để kịp thời hỗ trợ, trên 3,18 tỷ đồng trích từ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được chuyển về MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, triển khai mua và trao tới các hộ nghèo.

Với phương châm “Không để hộ nghèo nào bị thiếu đói do ảnh hưởng của dịch Covid-19”, thời gian tới, MTTQ các cấp của TP. Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và phối hợp với các tổ chức thành viên, nhóm từ thiện, nhà hảo tâm hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn. Trước đó, ngày 26/7, thông qua Hội Người mù và Hội Người khuyết tật thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã trao tặng 200 suất quà trị giá 250 triệu đồng tới 200 người khuyết tật gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội:

Từng cấp, ngành phải quan tâm, chăm lo thật tốt đời sống nhân dân khi thực hiện giãn cách; không để người dân thiếu đói, khó khăn không được giúp đỡ; người ốm, đau không được chữa trị kịp thời.

Theo đánh giá của các chuyên gia, so với việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP đã có nhiều cải tiến, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho người lao động và người sử dụng lao động. Phương thức triển khai linh hoạt, đặc biệt ở khu vực phong tỏa sẽ được thực hiện tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn và kịp thời hỗ trợ tới đối tượng. Cùng với việc khẩn trương triển khai thực hiện hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.

Thời gian tới, các địa phương của Hà Nội sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian giải quyết, thẩm định hồ sơ. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, quán triệt chính sách hỗ trợ đến người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, Sở đang đôn đốc các địa phương còn lại hoàn thành danh sách sớm trong đầu tháng 8, tiếp tục triển khai hỗ trợ đến người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thanh Hà

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai