Hà Nội: Tòa nhà văn phòng Austdoor tồn tại loạt vi phạm về xây dựng

Dự án Tòa nhà văn phòng Austdoor (Thanh Xuân, Hà Nội) tồn tại nhiều vi phạm về trật tự xây dựng. Việc xử lý vi phạm tại dự án này được dư luận quan tâm...
Dự án 8B Lê Trực: Sau vi phạm xây dựng bị cắt ngọn, tới vi phạm PCCC Vi phạm xây dựng tại ô đất T1 Thanh Xuân: Khi nào mới xử lý dứt điểm? Hà Nội: Bắt 6 cán bộ phường, quận 'bảo kê' vi phạm xây dựng

Đổi chủ, đổi luôn cả diện tích xây dựng

Dự án Tòa nhà văn phòng Austdoor ban đầu được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 3466/UB-NNĐC ngày 27/9/2004 với tên gọi "Trụ sở làm việc Trung ương Hội làm vườn Việt Nam"; địa chỉ số 37 Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội). Đến năm 2010, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 123/GPXD với quy mô: diện tích xây dựng tầng hầm 1.082m², diện tích tầng 1 là 554m², số tầng gồm 15 tầng nổi + 1 tầng hầm + 1 tầng mái.

Công trình được triển khai thi công từ cuối năm 2010 do Trung ương Hội làm vườn Việt Nam làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai, Trung ương Hội làm vườn Việt Nam đã chuyển nhượng dự án cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor vào tháng 7/2015.

Ngày 29/7/2015, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3608/QĐ-UBND về việc thu hồi 1.400m² đất tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor thuê để xây dựng văn phòng làm việc. Đến ngày 8/4/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Austdoor.

Hà Nội: Tòa nhà văn phòng Austdoor tồn tại loạt vi phạm về xây dựng
Dự án Tòa nhà văn phòng Austdoor. (Ảnh: Văn Thi)

Tại thời điểm nhận chuyển nhượng, công trình đã thi công xong phần hầm và phần thân đến cốt 4,2m. Sau đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor tiếp tục triển khai thi công xây dựng từ tháng 5/2018 trên cơ sở hiện trạng cũ theo hồ sơ thiết kế đã được cấp cho Trung ương Hội làm vườn Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các cơ quan chức năng phát hiện chủ đầu tư đã thi công công trình sai so với giấy phép xây dựng được cấp. Cụ thể, các sai phạm bao gồm: Xây dựng vượt diện tích cho phép: từ 554m² lên 603m²; mật độ xây dựng vượt quy định: từ 41,4% lên 43%; tổng diện tích sàn tăng trái phép: từ 8.227m² lên 9.122m²; không đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến ranh giới khu đất.

UBND quận Thanh Xuân đã phát hiện sai phạm từ năm 2019 và lập Biên bản vi phạm hành chính số 0034302/BB-VPHC vào ngày 28/3/2019, sau đó ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 954/QĐ-XPVPHC vào ngày 04/4/2019 đối với chủ đầu tư.

Vi phạm, nộp phạt là xong?

Ngày 16/8/2024, Sở Xây dựng TP. Hà Nội chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan, UBND quận Thanh Xuân và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor để thống nhất phương án xử lý các vi phạm tại dự án.

Ngày 06/12/2024, Sở Xây dựng có Văn bản số 10340/SXD-TTr báo cáo UBND Thành phố về việc xử lý vi phạm tại dự án. Trong đó, văn bản nêu rõ công trình chỉ đáp ứng 4/6 điều kiện theo Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Hai điều kiện chưa đạt gồm: Vi phạm chưa chấm dứt trước ngày 15/01/2018; khoảng cách công trình đến ranh giới đất không đảm bảo quy định.

Dù vậy, Sở Xây dựng đã đưa ra một số lý do để đề nghị UBND TP. Hà Nội giao UBND quận Thanh Xuân hoàn thiện hồ sơ xử lý theo Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan (Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp) hướng dẫn UBND quận Thanh Xuân thực hiện biện pháp khắc phục.

Tòa nhà văn phòng Austdoor: Vì sao vi phạm vẫn tồn tại
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương hiện Tòa nhà văn phòng Austdoor đã được đưa vào sử dụng. (Ảnh: Văn Thi)

Mới đây, ngày 23/1, UBND quận Thanh Xuân tiếp tục có Văn bản số 210/UBND/QLTTXDĐT gửi UBND TP. Hà Nội. Trong văn bản, UBND quận Thanh Xuân đề xuất áp dụng Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP để xử lý. Theo đó, chủ đầu tư phải nộp lại số lợi bất hợp pháp 1,44 tỷ đồng, dựa trên suất vốn đầu tư năm 2018 (9,203 triệu đồng/m²).

Tòa nhà văn phòng Austdoor: Vì sao vi phạm vẫn tồn tại
Nhiều hạng mục của Tòa nhà Austdoor được chủ đầu tư đã thi công công trình sai so với giấy phép xây dựng vẫn chưa được xử lý. (Ảnh: Văn Thi)

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý sai phạm tại dự án Tòa nhà Austdoor kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa có biện pháp mạnh mẽ. Tại sao những vi phạm này không được phát hiện và ngăn chặn một cách kịp thời?. Thực tế, nhiều công trình vi phạm quy hoạch đã bị cưỡng chế phá dỡ, trong khi Dự án Tòa nhà văn phòng Austdoor chỉ bị xử phạt hành chính và tiếp tục tồn tại. Điều này đặt ra câu hỏi về tính nghiêm minh của pháp luật và liệu có sự ưu ái nào đối với chủ đầu tư hay không?

Người dân kỳ vọng UBND Thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng sẽ có động thái quyết liệt hơn, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và tránh tạo tiền lệ xấu cho các dự án khác trong tương lai.

Theo quy định hiện hành, việc xử lý bộ phận công trình xây dựng sai phép, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện tại khoản 1, Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ thì được xem xét áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND TP. Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Thanh Hóa: Cải thiện

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

‘Ăn Cùng Bà Tuyết

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường