Thứ ba 29/04/2025 07:55

Hà Nội: Tiêu hủy 2.000 hộp nước hoa giả mạo nhãn hiệu và không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), chiều ngày 2/11, Cục QLTT TP. Hà Nội đã tiến hành giám sát tiêu hủy lô nước hoa là hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá không có đại diện chủ sở hữu tại Việt Nam xác nhận bị thu giữ từ tháng 6/2021. Giám sát việc tiêu hủy có lãnh đạo Cục QLTT TP Hà Nội và một số phòng ban trong Cục.

Tại kho hàng thuộc trụ sở Đội QLTT số 14, sáng ngày 2/11, toàn bộ số hàng hóa nằm trong diện tiêu hủy đã được vận chuyển xuống xe chuyên dụng để di chuyển ra địa điểm tiêu hủy tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dưới sự chứng kiến của ông Vũ Minh Nam - chủ sở hữu của lô hàng và ông Trịnh Quang Đức - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hà Nội cùng đại diện một số phòng ban trong Cục QLTT TP. Hà Nội.

Toàn bộ số hàng hóa vi phạm được cuốn ép, nghiền nát trước khi thực hiện đốt bỏ

63 thùng hàng hóa với tổng cộng trên 2.000 chai nước hoa được xác định là giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam xác nhận được chủ sở hữu lô hàng lựa chọn phương thức tiêu hủy bằng hình thức cuốn ép, nghiền nát sau đó đốt bỏ tại lò đốt rác thuộc Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 11 (Urenco 11). Lô hàng tiêu hủy có giá trị gần 8 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Duy Bản - Phó Đội trưởng Đội QLTT số 14, lô nước hoa được Đội phát hiện và xử lý từ ngày 24/6 với tổng số lượng trên 4.000 hộp, trị giá lô hàng gần 15 tỷ đồng. Sau khi có kết luận của các đơn vị chức năng, lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành phân loại hàng hóa trước sự chứng kiến của chủ hàng. Theo đó, số lượng hàng hóa sẽ phải thực hiện tiêu hủy do giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam xác nhận là trên 2.000 hộp, trị giá gần 8 tỷ đồng. Số lượng còn lại là hàng lậu, đã được đại diện hãng xác nhận là hàng chính hãng sẽ tiến hành phát mại bằng hình thức đấu giá để nộp ngân sách nhà nước. Dự kiến, lô hàng phát mại có giá trị khoảng 7 tỷ đồng.

Ông Vũ Minh Nam cho biết, sau sự vụ lần này, chúng tôi rút ra bài học sâu sắc cả về vấn đề kinh doanh, vấn đề pháp lý với những sản phẩm đưa ra trên thị trường. Nó là một bài học cho các bạn trẻ nhìn nhận lại vấn đề kinh doanh online hay trực tuyến đều phải tuân theo nguyên tắc của pháp luật.

Chủ sở hữu hàng hóa đã thực hiện đầy đủ việc nộp phạt theo quy định và chi trả toàn bộ chi phí tiêu hủy đối với lô hàng vi phạm.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU