Thứ sáu 16/05/2025 04:42

Hà Nội thu 75% học phí học trực tuyến

Hội đồng Nhân dân TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định mức thu học phí trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, THPT của TP.Hà Nội năm 2021-2022 bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành.

Tại kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội do giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương trình bày, UBND thành phố Hà Nội đề xuất học phí năm học 2021-2022 được giữ nguyên như năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực.

Theo đó, đối tượng áp dụng là trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và học viên đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố.

Đáng chú ý, về quy định mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến, theo đề xuất của UBND thành phố, mức thu học phí đề xuất bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành (gồm cả cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư).

Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng (trong trường hợp mức thu học phí trực tuyến của cấp học có số tiền tuyệt đối lẻ đến tiền đồng).

Cùng ngày, HĐND thành phố Hà Nội cũng thông qua đề xuất của UBND thành phố về mức hỗ trợ hàng tháng bằng 50% mức thu học phí đã được HĐND Thành phố quy định đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với từng vùng, từng cấp học, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng.

Thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế (trực tiếp, trực tuyến), tối đa không quá 9 tháng/năm học 2021-2022.

Dự kiến tổng kinh phí để hỗ trợ 50% mức học phí cho học sinh các cấp học trên địa bàn Thủ đô là gần 893 tỉ đồng. Trong đó, cấp mầm non là hơn 378,7 tỉ đồng, cấp tiểu học là hơn 40,4 tỉ đồng, cấp trung học cơ sở gần 258,6 tỉ đồng đồng và cấp trung học phổ thông là hơn 215,1 tỉ đồng.

Ngoài ra, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp tiếp tục thực hiện chương trình Sữa học đường góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp tiếp tục thực hiện chương trình Sữa học đường góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến khi "Đề án tổng thể về sức khỏe học đường cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030" được Chính phủ phê duyệt.

Theo Lao động

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị