Hà Nội: Thịt lợn tiêu thụ chậm, lượng bán giảm từ 5 - 20%

Qua theo dõi tình hình thị trường, tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố như Vinmart, Intimex, Hapro… và tại một số chợ, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thịt lợn bán ra từ đầu tháng 12/2019 đến nay tiêu thụ chậm, lượng bán giảm từ 5% - 20% so với tháng 11/2019; thời điểm hiện tại người dân cũng chủ động sử dụng các thực phẩm thay thế khác như thịt gia cầm, thủy sản…

Chiều ngày 24/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức buổi giao ban báo chí với nội dung trọng tâm về công tác chuẩn bị hàng hóa, bình ổn giá và kiểm tra, kiểm soát thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Hà Nội.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, nhu cầu 2 tháng Tết khoảng 44.600 tấn lợn hơi/tháng (22.300 tấn/tháng). Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm 2019 nên hiện nay, nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết trên địa bàn nói chung và từ các tỉnh, thành phố có chăn nuôi lợn giảm mạnh.

ha noi thit lon tieu thu cham luong ban giam tu 5 20
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - thông tin tại buổi giao ban báo chí

Đánh giá về nguồn cung thịt lợn trong nước, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến tổng đàn lợn giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và sản lượng lợn hơi xuất giảm 20% so với cùng kỳ năm trước khiến nguồn cung ứng cho thị trường giảm.

Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội về sản lượng lợn hơi xuất chuồng trong quý IV/2019 như sau: Tháng 10/2019 là 18.800 tấn cơ bản đáp ứng nhu cầu tháng bình thường, thiếu 3.500 tấn so với nhu cầu tháng Tết; tháng 11/2019 là 18.000 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tháng bình thường, thiếu 4.300 tấn so với nhu cầu tháng Tết; từ ngày 1 - 16/12/2019 là 11.125 tấn, dự kiến cả tháng là 22.250 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tháng Tết.

Về nguồn nhập khẩu, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, trên cả nước 10 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn đạt 96 nghìn tấn, tăng 101,7% so cùng kỳ năm trước. Thịt lợn được nhập khẩu nhiều nhất từ Ba Lan, Đức, Hoa Kỳ, Hà Lan. Tuy nhiên, tại Hà Nội, 11 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn qua Hải quan Hà Nội đạt 64,44kg; Nửa đầu tháng 12/2019 không có thịt lợn nhập khẩu qua Hải quan Hà Nội. Lượng nhập khẩu qua Hải quan Hà Nội là rất nhỏ, chủ yếu là hàng mẫu đi đường hàng không, các doanh nghiệp nhập khẩu thịt thường đi container theo đường biển vào các cảng tại Quảng Ninh, Hải Phòng...

Nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tháng Tết (chưa kể nhập khẩu). Hiện, sản lượng thịt lợn xuất chuồng cũng tăng so với tháng trước. Nguyên nhân có thể do thời điểm hiện tại, số lượng lợn đến lứa xuất chuồng tăng, đồng thời nhu cầu người dân tăng cao nên các đơn vị giết mổ tăng cường hoạt động thu mua từ các nguồn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân.

“Theo báo cáo của các doanh nghiệp, lượng bán ra các mặt hàng thay thế thịt lợn của tháng 12 tăng lên so với tháng 11, cụ thể, thịt gà tăng 10-15%, thịt bò tăng 4%, thủy hải sản tăng 12%, trứng gia cầm tăng 5%”, bà Trần Thị Phương Lan nói…

Về giải pháp cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn trên địa bàn, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Cục Hải quan Hà Nội, các đơn vị liên quan.... để nắm bắt thông tin về các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng thịt lợn ngay cho thị trường để kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối khai thác đưa về Hà Nội phục vụ nhân dân và có giải pháp tham mưu xử lý kịp thời khi thiếu nguồn cung và tăng giá đột biến.

Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về nguồn cung đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn và đề xuất với UBND thành phố giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn phục vụ nhân dân khi xảy ra thiếu hàng. Định kỳ 10 ngày/lần, Sở NN&PTNT cung cấp thông tin nguồn cung thịt lợn cho Sở Công Thương, từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm thay thế thịt lợn, để phối hợp triển khai các giải pháp cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhân dân.

Sở Tài Chính tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về giá bán mặt hàng thịt lợn trên địa bàn để tránh trường hợp tăng giá bất hợp lý, gây mất cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhân dân.

Sở Công Thương Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu chủ động nhập mặt hàng thịt lợn, doanh nghiệp phân phối sản phẩm thịt lợn trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp thịt lợn cho thị trường. Đồng thời xây dựng phương án dự phòng khai thác các sản phẩm thịt thay thế sản phẩm thịt lợn trong trường hợp thị trường xảy ra thiếu hàng để đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết.

Trong lĩnh vực quản lý thị trường, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội - cho biết, thời gian qua, Cục đã thường xuyên tổ chức kiểm tra xử lý trường hợp lợi dụng găm hàng, đẩy giá bán mặt hàng thịt lợn lên cao bất hợp lý gây mất cân đối cung cầu trên địa bàn.... Đồng thời, Cục cũng kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thịt lợn, không để các đối tượng lợi dụng đưa các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Hải quan Khu vực II

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý