UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp này phải chủ động triển khai các nội dung chuẩn bị cho công tác thoái vốn Nhà nước, tập trung vào các nội dung liên quan đến đất đai, tài chính, công nợ, lao động, hồ sơ tài liệu… |
Trong đó, số doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc các tổng công ty, công ty mẹ - công ty con và các doanh nghiệp đôc lập 100% vốn Nhà nước là 66 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội là 30 doanh nghiệp.
Cụ thể, 96 doanh nghiệp thuộc danh sách thoái vốn có vốn điều lệ khoảng 10.345 tỷ đồng, vốn Nhà nước đang nắm giữ khoảng hơn 4.000 tỷ đồng và UBND Hà Nội dự định sẽ thoái toàn bộ số vốn tại đây.
Danh sách gồm 15 công ty con của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị, Tổng công ty Phát triển nhà Hà Nội (16 công ty con), Tổng công ty Vận tải Hà Nội (9 công ty con), Tổng công ty Du lịch Hà Nội (9 doanh nghiệp)…
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ bán hết vốn tại nhiều thương hiệu thuộc “thế hệ vàng son” của Hà Nội như: Thống Nhất, Điện cơ Trần Phú, Dệt 19/5, Hanel, Giầy Thượng Đình, Dệt Minh Khai, Giày Thụy Khuê, Xích líp Đông Anh, Kim khí Thăng Long…
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp khác như: Nước sạch số 2 Hà Nội, Nước tinh khiết Hà Nội, Môi trường đô thị Từ Liêm, Cấp nước Sơn Tây, Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà, Nhựa Hà Nội, Sách và thiết bị trường học Hà Nội, Sách Hà Nội, Truyền thông Nghe nhìn Hà Nội…
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp này phải chủ động triển khai các nội dung chuẩn bị cho công tác thoái vốn Nhà nước, tập trung vào các nội dung liên quan đến đất đai, tài chính, công nợ, lao động, hồ sơ tài liệu…, đảm bảo để công tác thoái vốn Nhà nước được thuận lợi, hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Doãn Toản yêu cầu Sở Tài chính chủ trì cùng các đơn vị liên quan xây dựng lộ trình thoái vốn Nhà nước, để triển khai thực hiện kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đảm bảo tiến độ và hiệu quả.