Hà Nội ra công điện khẩn về ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Thành uỷ Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội đã ra công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Hà Nội: Rau xanh, thịt lợn đắt hàng trước bão số 3 Siêu bão YAGI sắp đổ bộ, học sinh TP. Thanh Hóa nghỉ học từ chiều 6/9 Hà Nội: Người dân ồ ạt tích trữ cho siêu bão, rau xanh, thịt lợn 'bay sạch' chỉ trong một buổi trưa

Ngày 6/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Điện hoả tốc của Thường trực Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn.

Văn bản nêu rõ: Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cơn bão số 3 (Yagi) trên biển Đông hiện đang di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh, diễn biến phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, có khả năng cao ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hà Nội.

Thành ủy Hà Nội hỏa tốc yêu cầu hoãn các cuộc họp không cần thiết tập trung ứng phó bão số 3
Dự báo hướng đi của siêu bão số 3. (Ảnh: KTTVQG)

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của thành phố khẩn trương tăng cường thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3.

Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là.

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.

Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương chủ động nắm sát tình hình bão để tập trung kịp thời thực hiện tốt các nhiệm vụ ứng phó.

Theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân.

Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất…

Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, di chuyển các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm... đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục.

Đáng chú ý, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão.

Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm.

Trước đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi) và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng ban hành công điện về việc ứng phó bão.

Công điện nhấn mạnh việc chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương và hiệu quả với bão số 3. Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã được yêu cầu thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/02/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn thành phố.

Công điện yêu cầu thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền và Nhân dân. Các đơn vị, địa phương cần rà soát và sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.

Đặc biệt, cần tập trung vào các phương án phòng, chống úng ngập nội, ngoại thành; chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa cây đổ ứng phó mưa to, gió lớn; chằng chống nhà cửa, công trình, biển báo, đảm bảo an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của Nhân dân; đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai; hỗ trợ đảm bảo đời sống Nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra.

Công điện cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu dân cư để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra. Sẵn sàng sơ tán và có phương án bảo đảm an toàn đối với người dân khu vực nguy hiểm, đặc biệt lưu ý các huyện thường xuyên, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.

Các đơn vị, địa phương cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, các cơ quan thông tin truyền thông cơ sở tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với giông lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ. Tập trung vào các nội dung: biện pháp trú, tránh đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai; thông tin, cảnh báo nguy hiểm, phòng tránh đuối nước, điện giật; biện pháp gia cố, che chắn, bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.

Minh Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri từ ngày 17-19/4 về việc hợp nhất tỉnh và đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Nhằm lưu giữ địa danh, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất sau sáp nhập hầu hết các xã, phường, đặc khu được đặt tên của các huyện, thị, thành phố hiện nay.
Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án Khu công nghiệp Thượng Đình hơn 2.486 tỷ đồng, triển khai tại huyện Phú Bình.
Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Tại Hải Phòng, Liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa” tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động hấp dẫn, phấn đấu đạt 5 triệu lượt khách năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Cập nhật lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đang triển khai các đề án hợp nhất cơ quan báo chí và xây dựng phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy.
Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước trong dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng hai con số, phát triển bền vững.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Năm 2024 là năm thứ 3 tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số PAPI, đây là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở.
Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải sắp diễn ra tại Điện Biên. Đây là điểm nhấn kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

TP. Hải Phòng biến lợi thế của hai địa phương thành dư địa, động lực phát triển trong tương lai; duy trì chính sách ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển du lịch y tế tạo dư địa tăng trưởng du lịch, đóng góp tích cực vào mục tiêu kinh tế tăng trưởng 2 con số thời gian tới.
PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và liên tục trong mùa du lịch 2025.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Sát ngày lễ 30/4 - 1/5, thị trường đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, các mặt hàng cờ tổ quốc, băng rôn, áo cờ đỏ, sao vàng, đèn LED… hút khách.
Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Dự báo phụ tải điện tăng cao mùa khô, ngành điện Bình Dương chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đồng thời thúc đẩy tiết kiệm điện.
Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum họp cho ý kiến về đề án và kế hoạch thực hiện sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Việc sáp nhập Sóc Trăng và Hậu Giang vào TP. Cần Thơ không chỉ tái cấu trúc hành chính, mà còn mở ra cơ hội để phát triển du lịch liên vùng.
TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Theo dự thảo đề án sáp nhập TP. Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, sẽ có 1.212 cán bộ dôi dư tại ba địa phương được đề xuất tinh giản.
Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Tỉnh uỷ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình nhất trí với việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Chiều ngày 14/4, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.
Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Sở Nội vụ TP. Cần Thơ vừa có văn bản số 864/ TB - SNV về việc cung cấp thông tin 32 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 16 xã) sau khi sáp nhập, sắp xếp.
Mobile VerionPhiên bản di động