Hà Nội: Phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập của Thủ đô

Là Thủ đô của cả nước, có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, những năm qua, Hà Nội đã có bước tiến mạnh mẽ trong công tác xây dựng và phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, trở thành đầu tàu dẫn dắt hoạt động kinh tế của cả khu vực phía Bắc, nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Quy mô, hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Với tinh thần quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ngành Công Thương Hà Nội phát huy có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương trên địa bàn và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Sở Công Thương đã kịp thời tham mưu UBND Thành phố ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình nhằm kích cầu nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Hoạt động tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích diễn ra ổn định trong tầm kiểm soát, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh một số ngành, lĩnh vực như du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu, vui chơi giải trí… bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của dịch Covid-19.

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có gần 2.000 cửa hàng tiện lợi, địa điểm kinh doanh thực phẩm; 458 chợ; 493 cửa hàng xăng dầu, 1.704 cửa hàng kinh doanh LPG chai; 13.607 website/ứng dụng thương mại điện tử; 02 cảng cạn ICD và hệ thống các kho, bãi container nhỏ phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, 1.152 văn phòng đại diện, 1.215 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ FDI với 98 cơ sở bán lẻ; có 1.873 cửa hàng kinh doanh trái cây; đã xây dựng được 40 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè… Phấn đấu hết năm 2021, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện được cấp biển nhận diện. Việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện ích về cơ bản được kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ luôn được Thành phố đẩy mạnh, thu được kết quả khả quan, 83 dự án hạ tầng thương mại kêu gọi đầu tư đã được công bố gồm: 58 dự án lĩnh vực chợ (bao gồm cả chợ đầu mối), 17 dự án lĩnh vực TTTM, trung tâm mua sắm, 4 dự án lĩnh vực hạ tầng logistics và 4 dự án lĩnh vực cửa hàng xăng dầu.

Thành phố đã đầu tư xây mới, xây dựng lại, cải tạo sửa chữa 82 dự án chợ với tổng số 708,98 tỷ đồng. Tập trung triển khai xây dựng mạng lưới chợ đầu mối nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố với các TTTM lớn của thành phố. Từng bước thay thế túi nilon và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần khó phân hủy. Đến nay, đã vận động được khoảng 900 cơ sở, doanh nghiệp ký cam kết (220 chợ, 130 siêu thị, 29 TTTM; 500 cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán lẻ FDI; 30 khách sạn, nhà hàng;...).

Sở Công Thương đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành và tổ chức triển khai đạt hiệu quả nhiều Đề án, Chương trình, Kế hoạch về thương mại điện tử, logistics, máy bán hàng tự động, tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận…; tổ chức vận hành hiệu quả website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” http://bandomuasam.hanoi.gov.vn để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực…; từng bước vận hành thí điểm hiệu quả Chợ Thương mại điện tử nhằm góp phần phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn. Có thể thấy, các loại hình thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đang ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng phát triển.

Trong giai đoạn 2016-2020, quy mô, hoạt động thương mại dịch vụ đã có những bước tăng trưởng mạnh, vượt xa gấp nhiều lần quy mô thương mại những giai đoạn trước đó. Đặc biệt, mức tăng trưởng mạnh về thương mại nội địa cũng là một nhân tố quan trọng giúp Hà Nội trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực cũng như trên thế giới, qua đó góp phần thay đổi diện mạo lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại.

Các đại biểu Bộ Công Thương và Sở Công Thương Hà Nội tham quan gian hàng tại Hội chợ hàng hóa sản phẩm vì người tiêu dùng ngày 26/3/2021.
Các đại biểu Bộ Công Thương và Sở Công Thương Hà Nội tham quan gian hàng tại Hội chợ hàng hóa sản phẩm vì người tiêu dùng ngày 26/3/2021

Cần có những cơ chế, chính sách đặc thù

Bên cạnh những mặt được, công tác phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn chủ yếu như: Công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối và một số loại hình thương mại hiện đại do chưa có cơ chế chính sách phù hợp; Các dự án thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thực hiện theo hình thức nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp khó thu hút nhà đầu tư.

Để phát triển thương mại Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, Thành phố Hà Nội cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, khuyến khích phát triển đồng bộ, hài hòa giữa các loại hình thương mại truyền thống và hiện đại phù hợp với điều kiện địa phương và theo nguyên tắc thị trường, ngày càng tiếp cận các xu hướng thế giới và tuân thủ các cam kết quốc tế; ưu tiên phát triển các loại hình thương mại có quy mô lớn; Hạn chế xây dựng mới các chợ, dần cải tạo các chợ truyền thống thành công trình đa năng, bao gồm: Trung tâm thương mại, siêu thị gắn với chợ dân sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn;Giải quyết các khó khăn về vốn, đất đai, cải cách hành chính; phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệp thương mại.

Nhằm phát triển thương mại - dịch vụ văn minh hiện đại trên địa bàn Thành phố, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các giải pháp:

Một là, nghiên cứu chính sách phát triển loại hình, hạ tầng thương mại dịch vụ văn minh, hiện đại; tập trung phát triển các loại hình thương mại dịch vụ mới; Tổ chức, sắp xếp lại hoạt động thương mại dịch vụ tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo hướng văn minh, hiện đại; Phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi; Phát triển dịch vụ logistics và hạ tầng kinh doanh dịch vụ logistics.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Khuyến khích thiết lập các website/ứng dụng TMĐT chuyên ngành kinh doanh nông sản, thực phẩm; hình thành các “chợ nông sản, thực phẩm” uy tín, bảo đảm an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ trên môi trường mạng.

Đẩy mạnh ứng dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng mã hình QR in trên tem chống giả, tem xác thực hoặc các loại tem tương tự nhằm chống gian lận thương mại.

Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi thương mại; Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại dịch vụ văn minh, hiện đại; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ.

Ngoài những giải pháp trên, để tạo đồng bộ trong phát triển thương mại dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ kế hoạch cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, yêu cầu chất lượng và văn hóa thương mại khác cho các chợ truyền thống, cửa hàng, hộ gia đình hoạt động kinh doanh thương mại trên các tuyến phố chuyên doanh, kể cả “những gánh hàng rong” bán quà và những mặt hàng đặc trưng Hà Nội trên các phố cổ; giảm thiểu tình trạng cân, đo, đong, đếm sai, nói thách, gian lận thương mại dịch vụ, vi phạm các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm, chấm dứt sự luộm thuộm, nhếch nhác... nhằm quảng bá hình ảnh đặc thù và hấp dẫn về thương mại dịch vụ Thủ đô thanh lịch, hướng đến văn minh, hiện đại.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng GRDP của Thành phố; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa; thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển; đẩy mạnh lưu thông, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên thị trường; hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Với việc thiếu hụt đường bay nội địa, thành phố Đà Nẵng đã tích cực làm việc với các hãng hàng không để tăng cường chuyến bay quốc tế đến với Đà Nẵng.
Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa; sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng đôn đốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng liên quan khẩn trương rà soát xác định rõ tính pháp lý tại dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Ngày 25/4, tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức chương trình khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024.
PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong quý I/2024 đã tiết kiệm được 7,05 triệu kWh, đạt tỉ lệ 2,21% sản lượng điện thương phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Xác minh tình trạng khai thác tận diệt thủy sản theo phản ánh của Báo Công Thương

Thanh Hóa: Xác minh tình trạng khai thác tận diệt thủy sản theo phản ánh của Báo Công Thương

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, có 6 tàu khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, sản lượng trung bình khoảng 3-4 tấn/tàu/ngày.
Hòa Bình: Mưa đá khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả hư hại

Hòa Bình: Mưa đá khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả hư hại

Cơn mưa đá xảy ra ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả, hoa màu của người dân bị hư hại.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lào Cai: Ra quân đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm dịp lễ 30/4-1/5

Lào Cai: Ra quân đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm dịp lễ 30/4-1/5

Tối ngày 24/4, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân triển khai lực lượng đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự dịp lễ 30/4 và 1/5.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Sơn La: Mưa đá kinh hoàng tại Vân Hồ, hoa màu thiệt hại nặng nề

Sơn La: Mưa đá kinh hoàng tại Vân Hồ, hoa màu thiệt hại nặng nề

Một trận mưa đá lớn vừa xảy ra tại huyện Vân Hồ (Sơn La) khiến nhiều cây trồng, hoa màu của người dân bị thiệt hại nặng nề.
Thanh Hóa: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động

Thanh Hóa: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động

Các tổ chức Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy sản xuất.
Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5. Tỉnh Lâm Đồng thông báo phương án tổ chức giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, dự kiến phụ tải trong năm 2024 có thể đạt 320 MW, tăng khoảng 10,3% so với năm 2023.
Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Thắp sáng đường quê bằng hệ thống điện năng lượng mặt trời góp phần giúp người dân thôn Somalơng B (Gia Lai) lưu thông thuận lợi, an toàn hơn vào ban đêm.
Cần Thơ: Sôi động các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dịp Lễ 30/4 và 1/5

Cần Thơ: Sôi động các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dịp Lễ 30/4 và 1/5

Với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Cần Thơ hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Chống IUU và hành động của Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận

Chống IUU và hành động của Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận

Để chung tay cùng cả nước gỡ thẻ vàng EC, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận đang nỗ lực từng ngày để cải thiện tối đa những khuyến nghị của EC.
Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bình Dương tiết kiệm được 92,6 triệu kWh điện, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 2,39% điện thương phẩm.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu nâng số người có trình độ từ đại học trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh lên trên 85.000 người.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và du lịch hè 2024.
Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động