Hà Nội phải là “điểm sáng”, "hình mẫu" trong hoạt động của hội đồng nhân dân

Hà Nội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân để TP. Hà Nội thực sự là “điểm sáng”, “hình mẫu”...
Báo Công Thương đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân Khai mạc Kỳ họp thứ 12 HĐND TP. Hà Nội khoá XVI: Dự kiến thông qua nhiều nội dung quan trọng

Hội đồng nhân dân Thành phố có nhiều đổi mới

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ bình quân GRDP của Hà Nội đạt 5,97%, cao hơn 1,6 lần so với mức bình quân của cả nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 220.121 tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán năm, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Du lịch phục hồi mạnh, khách du lịch quốc tế tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI đạt gần 2,27 tỷ USD, vượt kết quả của cả năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI diễn ra ngày 3/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, các cấp, các ngành, quân và dân Thủ đô đã đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và tăng trưởng.

Từ những thành tựu trên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, có sự nỗ lực quyết tâm lớn và đóng góp rất quan trọng của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội.

Cụ thể, Hội đồng nhân dân thành phố đã bám sát, kịp thời quán triệt, thể chế hóa và tổ chức tốt việc thực hiện các chủ trương, chính sách Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII; các luật, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ…

Chủ tịch Quốc hội: Hà Nội phải là “điểm sáng” trong tổ chức hoạt động của hội đồng nhân dân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp.

Trong đó, Chủ tịch Quốc hội cho biết: "Nét tiêu biểu, điển hình hoạt động của Hội đồng nhân dân Thành phố có nhiều đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng ngày càng thực chất, chuyên nghiệp, hiệu quả".

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm, nhiệm vụ, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch định hướng xây dựng nghị quyết quy phạm pháp luật nhiệm kỳ 2021-2026 và hằng năm theo tinh thần Kết luận 19 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội đồng nhân dân đã ban hành 110 nghị quyết, trong đó có 41 nghị quyết quy phạm pháp luật. Hoạt động thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố ngày càng đi vào chiều sâu; Hoạt động giám sát được đổi mới theo hướng tăng cường giám sát chuyên đề đối với các vấn đề được dư luận quan tâm, tăng giải trình, làm rõ vấn đề phức tạp, bất cập; tăng cường giám sát của các Ban, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, bảo đảm thực chất, định rõ kết quả, trách nhiệm, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Các kỳ họp Hội đồng nhân dân được tổ chức hợp lý, khoa học, bảo đảm kịp thời, thực chất và hiệu quả; Tiếp tục có nhiều cải tiến như: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa; Giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời gian chất vấn, thảo luận; Công tác điều hành linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, kinh nghiệm của đại biểu.

Phải có những bước đi, giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đột phá

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, về phía Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn quan tâm, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố nói chung và TP Hà Nội nói riêng. Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối của nhiệm kỳ.

Chủ tịch Quốc hội: Hà Nội phải là “điểm sáng” trong tổ chức hoạt động của hội đồng nhân dân
Kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội khai mạc sáng 3/7

"Thành phố Hà Nội không thể chủ quan, thỏa mãn và cũng còn rất nhiều việc phải làm, phải có những bước đi, giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đột phá, tạo chuyển biến căn bản và kết quả cao hơn nữa; không chỉ so với bình quân chung quốc gia, mà phải so sánh với các địa phương khác đang dẫn đầu cả nước và tư duy cạnh tranh quốc tế trong thời gian tới" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Quốc hội cũng đã quyết định bổ sung dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (dự kiến cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7) nhằm tạo nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội có bước phát triển mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.

Do đó, một số nhiệm vụ trọng tâm TP Hà Nội cần thực hiện thời gian tới đã được Chủ tịch Quốc hội chỉ ra như: Tiếp tục bám sát quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa, tổ chức tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, của Đảng bộ TP và Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị để cụ thể hóa, thể chế hóa thành Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố trong từng lĩnh vực.

Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân để Thành phố Hà Nội thực sự là “điểm sáng”, “hình mẫu” trong tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố cả nước; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, Tổ, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và các cấp trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thành phố và cấp dưới theo đúng quy định của pháp luật....

Hà Nội cũng cần sơ kết, tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm, phát huy kết quả, thành tích đạt được trong nửa nhiệm kỳ để nhân rộng và có giải pháp khắc phục hiệu quả các tồn tại, hạn chế; Bám sát các yêu cầu thực tiễn xây dựng và phát triển Thủ đô; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, chia sẻ học tập kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức hữu quan của thành phố, các cơ quan Trung ương và các địa phương… để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ.

Thành phố Hà Nội nói chung, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội nói riêng cần phát huy truyền thống đoàn kết, nêu gương, có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu quả trong việc thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 5,Quốc hội khóa XV để hoàn thành cao nhất, vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và kế hoạch công tác năm 2023, góp phần xứng đáng để cùng cả nước phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2023.

Đặc biệt, cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc đã được chỉ rõ, tiếp tục hoàn thiện thể chế để kiến tạo phát triển Thủ đô; Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng của Thành phố như: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Xây dựng hệ thống đường giao thông và các tuyến đường sắt đô thị (Nhổn - Ga Hà Nội; Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), Đề án về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư, Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030...

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Xem thêm