Hà Nội: Mở thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại quận Ba Đình

Sáng 20/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Mở thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện ngoại thành Hà Nội: Mở thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại quận Thanh Xuân

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã có địa chỉ số 178 Trấn Vũ, quận Ba Đình. Đây là một trong bốn nghề quan trọng, nổi tiếng trong đời sống kinh kỳ thời xưa gồm: Dệt Yên Thái; Gốm Bát Tràng; Vàng Định Công; Đồng Ngũ Xã.

Địa điểm có vị trí nằm trên đảo Ngọc - Ngũ Xã, là phố đi bộ và ẩm thực mới của Thủ đô, đây sẽ là nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm nghề đúc đồng Ngũ Xã đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát huy, quảng bá giá trị văn hóa, nghệ thuật của các làng nghề truyền thống Thủ đô.

Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã
Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã

Phát biểu tại sự kiện, ông Cồ Như Dũng- Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình – cho hay, trong năm 2021, 2022, UBND quận đã tổ chức 07 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa chỉ: số 65B Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực; số 68 Linh Lang, phường Cống Vị; số 111 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn; số 12 Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực; số 11 ngách 21 ngõ 12 Đào Tấn, phường Cống Vị; số 10 ngõ 62 phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc; và số 178 phố Trấn Vũ phường Trúc Bạch.

Riêng với Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được khai trương hôm nay là một địa chỉ thuộc làng nghề có lịch sử phát triển hơn 400 năm, là một trong bốn làng nghề truyền thống nổi tiếng tại mảnh đất ngàn năm văn hiến. Ngoài việc lưu giữ những tinh hoa của nghề, xưởng đúc đồng Ngũ Xã của Công ty TNHH đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, đây cũng là gia đình duy nhất có 4 thành viên trong gia đình được công nhận là nghệ nhân cho những cống hiến đối với nghề đúc đồng. Những sản phẩm được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã, các họa tiết, hoa văn trên mỗi sản phẩm luôn chưa đựng những nét văn hóa truyền thống của người Việt.

“Năm 2021 cơ sở có 2 sản phẩm đã được xếp hạng là sản phẩm OCOP 4 sao đó là đôi đèn Tứ Linh và lọ Song Ngư. Bên cạnh đó còn rất nhiều sản phẩm đạt giải cao trong kỳ thi kỹ năng thủ công tinh xảo do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức”, ông Cồ Như Dũng thông tin.

Các đại biểu đi tham quan Điểm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã
Các đại biểu đi tham quan Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Để tổ chức hoạt động Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đạt hiệu quả tốt, đáp ứng mục tiêu thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng gắn với phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn quận, ông Cồ Như Dũng cho rằng, việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP để người dân được biết, tới mua sắm và tham quan là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cần tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đảm bảo theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và chống gian lận thương mại.

Đồng thời, cần tiếp tục rà soát, tìm kiếm các sản phẩm thuộc thế mạnh của quận để kết hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP trong các năm tiếp theo và tham mưu UBND quận triển khai mở rộng xây được hai dựng hệ thống các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận đáp ứng tiêu chí theo quy định hiện hành. Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận.

quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm nghề đúc đồng Ngũ Xã đến du khách trong và ngoài nước
Quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm nghề đúc đồng Ngũ Xã đến du khách trong và ngoài nước

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – cho biết, việc mở Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố nhằm kết nối, đưa sản phẩm OCOP vào Điểm OCOP phục vụ người tiêu dùng, từ đó nhận biết, ưu tiên lựa chọn tiêu thụ, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP của Thủ đô và các tỉnh, thành phố.

Trong năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội rất mong UBND quận Ba Đình tiếp tục vào cuộc, thông tin, vận động thêm các doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở kinh doanh có mặt bằng, vị trí phù hợp đăng ký tham gia mạng lưới Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, hỗ trợ, đồng hành cùng Điểm OCOP trong hoạt động kinh doanh để Chương trình OCOP có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các chủ thể OCOP mà còn có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, đơn vị tham gia mạng lưới Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố.

Trước đó, Sở Công Thương đã cùng UBND quận Ba Đình tổ chức khai trương, vận hành 01 điểm OCOP tại Cửa hàng Phúc Hậu Mart, phường Vĩnh Phúc, trưng bày, giới thiệu và bán nhóm sản phẩm OCOP về thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cây dược liệu tại huyện miền núi Quảng Nam

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cây dược liệu tại huyện miền núi Quảng Nam

Các sản phẩm đạt chất lượng OCOP gắn với cây dược liệu cơ bản đảm bảo các tiêu chí, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và đáp ứng được nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Thái Bình: Liên kết để tạo đột phá về thương mại, dịch vụ

Thái Bình: Liên kết để tạo đột phá về thương mại, dịch vụ

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, những năm qua, Thái Bình đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh liên kết phát triển TM, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh.
Liên kết vùng: “Lực đẩy” trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Liên kết vùng: “Lực đẩy” trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP đang trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Liên kết vùng sẽ là “lực đẩy” trong tiêu thụ nông sản nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng.
Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Thương mại hóa, nâng tầm cho bánh Pía

Thương mại hóa, nâng tầm cho bánh Pía

Bánh Pía hiện là một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của Sóc Trăng và đang được thương mại hóa để xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Những cánh én báo hiệu mùa xuân mới cho thị trường sản phẩm OCOP Việt

Những cánh én báo hiệu mùa xuân mới cho thị trường sản phẩm OCOP Việt

Thêm một tin vui cho thị trường sản phẩm OCOP Việt Nam khi lô hàng 7 container bánh dừa nướng của Công ty Mỹ Phương Food (Đà Nẵng) xuất khẩu sang Trung Quốc.
Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Longform | Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP Thái Nguyên

Bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP, đến nay, giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP Thái Nguyên được nâng lên từ 20% trở lên.
Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới

Bài 4: Kỳ vọng “sâm Ngọc Linh - Thương hiệu quốc gia” mở ra hành trình mới

Các bộ, ban ngành, địa phương cần thực hiện tốt chiến lược nuôi trồng và phát triển để biến sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam.
Bài 3: Định hướng ngành công nghiệp sâm Ngọc Linh theo hướng nào?

Bài 3: Định hướng ngành công nghiệp sâm Ngọc Linh theo hướng nào?

Sâm Ngọc Linh phải được nghiên cứu, chế biến sâu để đa dạng hoá sản phẩm, đưa sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Bài 2: “Thủ phủ” sâm Ngọc Linh - Nan giải quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Tỉnh Quảng Nam luôn phải đặt vấn đề an ninh sâm lên hàng đầu để bảo vệ thương hiệu cây sâm Ngọc Linh, cũng như bảo vệ người trồng, người tiêu dùng.
Đà Nẵng có chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm OCOP theo chính ngạch đầu tiên đi Trung Quốc

Đà Nẵng có chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm OCOP theo chính ngạch đầu tiên đi Trung Quốc

Chuyến hàng 7 container sản phẩm OCOP đầu tiên của thành phố Đà Nẵng chính thức xuất xưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch.
Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam

Bài 1: Hành trình từ cây bản địa đến dòng sâm quý Việt Nam

Sau khi phát hiện và nghiên cứu, sâm Ngọc Linh đã thành một loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, là cây tạo ra quốc kế dân sinh một cách bền vững.
Hưng Yên: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Hưng Yên: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh Hưng Yên đã có 199 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP được công nhận là 3 sao, 4 sao.
Lào Cai: Phát triển Chương trình OCOP gắn với sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

Lào Cai: Phát triển Chương trình OCOP gắn với sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

Điểm du lịch cộng đồng Vườn đá Tả Phìn của Lào Cai đã đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao, là điểm dịch vụ du lịch thứ 2 trên toàn quốc được cấp chứng nhận OCOP.
Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP có những điểm mới gì?

Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP có những điểm mới gì?

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm.
Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Chương trình OCOP không chỉ là điểm sáng mà dần được xem như nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Hà Nội: 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (huyện Gia Lâm) được công nhận sản phẩm OCOP.
Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Longform | Quảng Ninh: Phát triển thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tích cực các hoạt động xúc tiến, kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.
Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Longform | Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội: Điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô

Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội là điểm tựa cho sản phẩm làng nghề Thủ đô.
Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú trọng đến việc thực hiện chu trình OCOP thường niên.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Việc phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện.
Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Sau 4 năm thực hiện Chương trình đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao.
Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Mặc dù đã đạt được một số thành công, song chương trình OCOP Bắc Giang vẫn đang đối diện với một số khó khăn cần giải quyết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động