Hà Nội luôn “sát cánh” cùng doanh nghiệp công nghiệp chủ lực

Thành phố Hà Nội cam kết luôn đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực có cơ hội phát triển.
Cơ hội mang sản phẩm “Made in Việt Nam” ra thị trường thế giới Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội: Mục tiêu 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,93% trong 9 tháng

Tính đến nay, Hà Nội có 196 sản phẩm của 132 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giầy; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Hà Nội luôn “sát cánh” cùng doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,93% so với cùng kỳ,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp chủ lực

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,93% so với cùng kỳ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp chủ lực. Toàn thành phố thu hút 2.526 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, cụ thể: Đăng ký cấp mới 305 dự án với số vốn đạt 270 triệu USD, 130 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 215 triệu USD, 252 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2.041 triệu USD. Có 22,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký đạt 226,9 nghìn tỷ đồng.

Xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia, UBND TP. Hà Nội cũng đã có đề án "Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2023" nhằm tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực TP, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

TP. Hà Nội đã tổ chức khởi công, động thổ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19/43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018 - 2020, tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; kết nối giữa doanh nghiệp Hà Nội với nhiều nước trên thế giới.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: TP. Hà Nội luôn xác định các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô. Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, TP. Hà Nội cam kết luôn đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi về vốn… để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của thành phố.

TP. Hà Nội sẽ tiếp tục có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực hình thành những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế, dẫn dắt, làm chỗ dựa, nâng đỡ những doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội mạnh dạn chuyển đổi số

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng nhận định, các doanh nghiệp có sản phẩm được TP. Hà Nội công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực phần lớn là những đơn vị có quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Để đạt được thành công này, các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực của thành phố đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế qua đó tăng năng suất lao động, phát triển bền vững ngành sản xuất công nghiệp Thủ đô.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cũng đã và đang tích cực ứng dụng giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng nhà máy sản xuất thông minh, xúc tiến đầu tư nâng cao năng lực. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng là mục tiêu mà TP. Hà Nội muốn hướng đến cho ngành công nghiệp chủ lực.

Hà Nội luôn “sát cánh” cùng doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp công nghiệp chủ lực Hà Nội đã mạnh dạn áp dụng chuyển đổi số, nâng cao sức cạnh tranh

Ông Lại Hoàng Dương, Phó Ban Truyền thông Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI), Giám đốc Cty CP truyền thông và máy tính Thánh Gióng chia sẻ: Các doanh nghiệp cần trao đổi, tăng cường hợp tác, liên kết xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh… Phát huy được vai trò “đầu đàn”; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm và mạnh dạn đi đầu trong đổi mới công nghệ, thiết bị,… góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Đặng Bình Thành, cố vấn kỹ thuật và nghiên cứu phát triển của Cty cổ phần cơ điện Tomeco cho biết: Tiếp cận công nghệ 4.0 Tomeco mang đến hai giải pháp là hệ thống quản lý quạt công nghiệp ứng dụng IoT và giải pháp hệ thống đo kiểm tự động 247.

Hệ thống giám sát này như thiết bị kiểm tra sức khỏe thường xuyên của con người, chúng ta hoàn toàn có được những cảnh báo sớm, nguy cơ xảy ra sự cố. Với các giải pháp mới này giúp hỗ trợ cho cả nhà cung cấp và khách hàng trong việc chủ động, giám sát hoạt động của sản phẩm theo thời gian thực.

Các doanh nghiệp cần đổi mới nhiều sản phẩm, các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường luôn là thế mạnh trên thị trường hiện nay.

Năm 2023, Hà Nội đã có đề án "Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2023" nhằm tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; nâng cao căng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.
Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp chủ lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động