Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không

Với nhu cầu cần khoảng 15.000 nhà cung ứng của Airbus, Hà Nội kỳ vọng thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không đến với thủ đô.
“Cú huých” thu hút đầu tư Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023 Tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới cam kết mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tại chương trình hội thảo, kết nối kinh doanh B2B nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực Công nghiệp Hàng không - Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/3 tại Hà Nội, đại diện của hãng máy bay Airbus tại Việt Nam-Lào- Campuchia đã chia sẻ nhu cầu của hãng cần khoảng 15.000 nhà cung cấp. Do vậy, Airbus rất chào đón các nhà cung cấp ở Việt Nam có năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng của Airbus.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Airbus mong muốn các doanh nghiệp Việt đủ năng lực có thể tham gia chuỗi cung ứng

Airbus đã giới thiệu đến các đối tác tiềm năng quy trình để xin phê chuẩn, đánh giá năng lực… các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ phải làm việc trực tiếp với Airbus để biết mình phải làm gì để đáp ứng được các yêu cầu.

Ngành công nghiệp hàng không là một ngành còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam, hiện Việt Nam chưa có nhiều nhà sản xuất, cung cấp có đủ năng lực để tham gia vào chuỗi OEM cho các hãng sản xuất máy bay.

Tại Việt Nam những nhà sản xuất, cung ứng có đủ năng lực và được phê chuẩn chủ yếu là các doanh nghiệp FDI như: Meggit (của Mỹ), Hanwha (Hàn Quốc), Nikkiso (Nhật Bản)…, tuy nhiên con số này cũng không nhiều.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Các đại biểu cùng lãnh đạo UBND TP. Hà Nội tại triển lãm

Hiện doanh nghiệp nội địa mới chỉ có Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật hàng không (AESC) được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn sản xuất một số thiết bị cho ghế máy bay bằng nhựa.

Theo ý kiến của các chuyên gia hàng không, năng lực sản xuất của các nhà cung cấp nội địa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu cho ngành công nghiệp máy bay. Không như vật tư của các ngành công nghiệp khác, là ngành đặc thù, do vậy vât tư sản xuất cho ngành hàng không phải được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý, của hãng sản xuất máy bay thì nhà cung cấp mới được sản xuất. Từ đó, bên bảo dưỡng, bên khai thác máy bay mới được phép lắp lên máy bay.

Một chuyên gia đến Maylaysia chia sẻ, thông qua chương trình kết nối kinh doanh B2B tại triển lãm, cho thấy một số chi tiết cơ khí của các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất ổn, nếu họ muốn xâm nhập vào chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không họ sẽ phải làm việc trực tiếp với các hãng sản xuất máy bay để tìm hiểu và tiến hành các bước để đạt được sự phê chuẩn, tuy nhiên đây là một hành trình rất dài.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Kết nối B2B tại triển lãm

Trong ngành hàng không, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các chi tiết, linh kiện cho tàu bay được hoàn thành sớm sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh lớn cho các hãng hàng không. Do vậy, tìm kiếm nguồn linh kiện cung cấp tại chỗ là mong muốn của nhiều hãng hàng không trong khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay đa phần các công ty sản xuất linh kiện tại các nước sở tại không được cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng mà sẽ phải xuất khẩu sang công ty mẹ. Đơn cử như Meggit Việt Nam mặc dù có mặt ở Việt Nam gần 30 năm nhưng công ty TNHH MTV VAECO thuộc Vietnam Airlines vẫn phải nhập khẩu linh kiện từ Mỹ thay vì mua tại Việt Nam.

Về phía Công ty TNHH Meggit Việt Nam, ông Hồ Quang- Giám đốc điều hành sản xuất cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc B2B vừa qua tại triển lãm, cùng với Vietnam Airlines một số đối tác khác rất quan tâm chuỗi cung ứng trực tiếp. Chúng tôi là đơn vị sản xuất, theo chính sách của Tập đoàn Meggit tại Mỹ, chúng tôi không được bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên thời gian tới có thể công ty mẹ - Tập đoàn Meggit sẽ thay đổi chính sách khi mà thế giới ngày càng yêu cầu phải giảm phát thải carbon trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Lúc đó, doanh nghiệp không thể vận chuyển linh kiện đi vòng quanh thế giới.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Ông Ishida Takayuki (đứng thứ 2 bên phải) đang giới thiệu về năng lực sản xuất của Onaga và dự án Nhà máy Onaga Việt Nam đang được đầu tư tại Hà Nội

Cũng tại chương trình B2B này, công ty Onaga của Nhật Bản cũng đã gặt hái được nhiều thành công khi kỳ vọng sẽ ký được một số đơn hàng đầu tiên cho nhà máy của công ty sắp đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Ông Ishida Takayuki - Quản lý chất lượng sản xuất Công ty Onaga Nhật Bản cho biết: “Các linh phụ kiện, các mặt hàng cơ khí chúng tôi đều đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện Onaga đang đầu tư một nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Hanssip Phú Xuyên (Hà Nội), dự kiến đến tháng 5/2023 hoàn thành. Chúng tôi cũng đã gặp gỡ với một số đối tác như: Viettel, VAECO, GMF Areo Asia, Blue Fiel, Boing…. Có đối tác chúng tôi đã gửi báo giá và thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp. Sau khi có đơn hàng, Onaga sẽ chuyển máy móc sang Việt Nam để tiến hành sản xuất’.

Tham gia vào chương trình B2B, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, dầu nhờn, dây chuyền sản xuất linh kiện, thiết bị cho ngành công nghiệp hàng không cũng đạt được những thỏa thuận hợp tác, mở rộng thị trường ngay trong chương trình B2B tại sự kiện triển lãm lần này.

Đại diện CyberTech Việt Nam chia sẻ, các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu chủ yếu là dịch vụ sau bán hàng của chúng tôi, những yêu cầu mà khách hàng đặt ra chúng tôi hoàn toàn đáp ứng được.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Ông Stephane Castet chia sẻ những cơ hội lớn cho ngành công nghiệp hàng không trong những năm tới

Nói về triển vọng của ngành công nghiệp hàng không, ông Stephane Castet, Chủ tịch Công ty ABE - Cộng hòa Pháp cho biết: Với con số ước tính vào khoảng 8 tỷ hành khách và hàng chục nghìn máy bay được sản xuất trong năm 2037, ngành hàng không sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức (từ sản xuất, dịch vụ đến nguồn nhân lực và tích hợp công nghệ mới). Tôi tin rằng Việt Nam có thể và sẽ trở thành một trung tâm hàng không, nơi sản xuất, trao đổi, bảo trì và đào tạo trong ngành hàng không vũ trụ trong tương lai.

Theo ông Hồ Quang, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng, mình không phải đi từ đầu, các doanh nghiệp có thể đi tắt đón đầu, điều này cần sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Hà Nội kỳ vọng mở rộng thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội (đầu tiên bên trái) cùng với các đại biểu tại triển lãm

Bà Trần Thị Phương Lan- Quyền giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội nhấn mạnh: "Triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực Công nghiệp Hàng không- Hà Nội là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Với hơn 160 đối tác doanh nghiệp theo định dạng B2B 1-1, Hà Nội kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp hàng không của thủ đô, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Qua sự kiện này Hà Nội mong muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hàng không đến với Hà Nội".

Thành phố Hà Nội với lợi thế về quy mô doanh nghiệp, nhân lực lao động chất lượng cao, nhiều cơ sở nghiên cứu về khoa học - công nghệ, thuận tiện về giao thông kết nối với các cảng biển Hải phòng, Quảng Ninh, đặc biệt có sân bay quốc tế Nội Bài. Thành phố đang phát triển các khu, cụm công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất công nghiệp tạo ra đòn bẩy phát triển kinh tế, với giải pháp hỗ trợ các khu, cụm công nghiệp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển mới các cụm công nghiệp, chú trọng nội địa hóa sản phẩm công nghiệp, xanh hóa ngành công nghiệp; nâng cấp chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp để công nghiệp Thủ đô tăng tốc tham gia mạng lưới cao cấp giá trị toàn cầu.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hàng không

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Khu công nghệ cao hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Khu công nghệ cao hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh hợp tác với Công ty Cadence phát triển nhân lực lĩnh vực điện tử, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Bài 1: Những quyết sách chiến lược mở lối cho phát triển công nghiệp

Bài 1: Những quyết sách chiến lược mở lối cho phát triển công nghiệp

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc được ví như "xương sống" của nền kinh tế.
5 tháng: Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ

5 tháng: Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ

Theo Tổng cục Thống kê, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 5 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên, đã nhiều năm, lĩnh vực này vẫn chưa bứt lên và phát triển.
Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Việt Nam có thể đặt mình vào vị trí trung tâm sản xuất điện tử của khu vực châu Á

Ông Darren Seah-Giám đốc phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á-Thái Bình Dương cho rằng,Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử châu Á.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Cục Công Thương địa phương đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024.
Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị các ĐBQH ủng hộ vấn đề lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Thaco Industries đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

Thaco Industries đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

Thaco Industries thuộc Thaco đã đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tham gia chuỗi cung ứng linh kiện OEM.
Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 2 - Đổi mới công nghệ sản xuất, tăng xúc tiến tìm khách hàng

Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 2 - Đổi mới công nghệ sản xuất, tăng xúc tiến tìm khách hàng

Để đưa ngành giấy trở thành ngành công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường cần phải ưu tiên phát triển các dự án có yếu tố xanh.
Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 1 - Ngành giấy trước khủng hoảng “kép”

Xanh hóa ngành công nghiệp giấy: Bài 1 - Ngành giấy trước khủng hoảng “kép”

Ngành công nghiệp giấy đang đứng trước sức ép phải thay đổi để vừa cạnh tranh ngay tại nội địa lại đẩy mạnh được xuất khẩu và tránh dư thừa nguồn cung.
Đưa Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp dẫn đầu Việt Nam về cơ điện tử

Đưa Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp dẫn đầu Việt Nam về cơ điện tử

Ngày 23/5/2023, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập.
Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Bộ Công Thương phối hợp với Samsung tổ chức Chương trình Khai giảng khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu trong lĩnh vực CNHT, công nghiệp chế biến và chế tạo năm 2023.
Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Lâm Đồng đã và đang tạo điều kiện cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị trên thị trường.
Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Ngành Công Thương Đăk Nông đã và đang tham mưu với UBND tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 17/5, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo Giao lưu DN Việt Nam-Hàn Quốc.
Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam năm 2023

Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam năm 2023

Sáng 17/5, Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam và Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam năm 2023.
Khai mạc hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội 2023

Khai mạc hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội 2023

Sáng 17/5, Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội năm 2023 đã chính thức khai mạc.
“Enjoyneering” igus® giúp nâng cao kỹ thuật với 190 sản phẩm cải tiến

“Enjoyneering” igus® giúp nâng cao kỹ thuật với 190 sản phẩm cải tiến

Năm 2023, igus® ra mắt các công cụ kỹ thuật số và các sản phẩm dịch vụ dễ sử dụng, giảm chi phí, giúp nâng cao kỹ thuật với 190 sản phẩm cải tiến.
Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần nhiều hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp nội

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần nhiều hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp nội

Trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều các DN Việt mong muốn, nhằm nâng cao doanh thu, giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, việc này không dễ.
Lấy lại đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ

Lấy lại đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ

Các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ đang tìm nhiều giải pháp gỡ khó cho sản xuất công nghiệp trước thực tế giảm tăng trưởng.
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh

Tái cơ cấu ngành Công Thương là quá trình dài và phức tạp, để thành công bên cạnh nỗ lực của Bộ Công Thương vai trò của doanh nghiệp “đầu đàn” rất quan trọng.
Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Với các chính sách do Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt, cụm công nghiệp dần có hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất cho phát triển.
Doanh nghiệp gỗ ở miền Trung: Khó khăn bủa vây do đâu?

Doanh nghiệp gỗ ở miền Trung: Khó khăn bủa vây do đâu?

Gần một năm trở lại đây, do tình hình đơn hàng liên tiếp sụt giảm, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng khó khăn...
Quảng Bình: Quý I/2023 hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại ổn định

Quảng Bình: Quý I/2023 hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại ổn định

Theo Sở Công Thương Quảng Bình trong quý I/2023 tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại cơ bản ổn định lần lượt tăng 7,9% và 14% so với 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động