Hà Nội: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy nghiêm trọng Đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng |
Nội dung kiểm tra tập trung công tác chỉ đạo về hoạt động kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 theo kế hoạch của thành phố; công tác tổ chức thực hiện Đề án mô hình “một cửa” hiện đại…
Đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp |
Các lĩnh vực trọng tâm kiểm tra gồm: việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất; cấp Giấy phép xây dựng; lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh; lĩnh vực quy hoạch; lĩnh vực giáo dục - đào tạo (cấp huyện, cấp xã); nông nghiệp, văn hóa và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Về cách thức tiến hành, trưởng đoàn kiểm tra xây dựng lịch kiểm tra thông báo tới đơn vị được kiểm tra; Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra, yêu cầu giải trình (nếu cần thiết).
Đoàn trực tiếp kiểm tra hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; công khai thủ tục hành chính; quy trình tiếp nhận hồ sơ; việc mở sổ, ghi chép sổ sách theo dõi hồ sơ, kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, thực hiện thủ tục hành chính,... công khai niêm yết địa chỉ tiếp nhận đường dây nóng, hướng dẫn phản ánh kiến nghị về quy định hành chính.
Đáng chú ý, việc kiểm tra có thể được thực hiện đột xuất tại đơn vị có phản ánh, kiến nghị hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố, trưởng đoàn kiểm tra; đơn vị được kiểm tra đột xuất không phụ thuộc vào danh sách đơn vị được kiểm tra.