Hà Nội dự kiến dành gần 53.318 tỷ đồng cho các dự án chống ngập và xử lý nước thải
Địa phương 03/07/2022 22:14 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Hà Nội dự kiến dành gần 53.318 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị và các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi, góp phần tiêu thoát nước đô thị thành phố Hà Nội.
Trong đó, dành hơn 41.067 tỷ đồng (gồm 19.958 tỷ đồng vốn ngân sách, 13.709 tỷ đồng vốn ODA, 7.400 tỷ đồng vốn xã hội hóa) triển khai 20 dự án đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị.
Hiện khu vực nội thành Hà Nội có diện tích khoảng 313,19 km2. Hệ thống thoát nước được chia thành 3 lưu vực gồm: Tô Lịch, sông Nhuệ, Long Biên.
Trước đó, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 vê phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Tại Kế hoạch này hàng loạt các dự án nhằm “chống ngập” cho Hà Nội và các dự án xử lý nước thải đã được đưa ra với số tiền để triển khai ước tính lên đến gần 53.318 tỷ đồng.
Chỉ từ tháng 5 đến tháng 6/2022 vừa qua, Hà Nội đã đón nhận nhiều trận mưa lớn gây ngập úng tại nhiều tuyến phố của thủ đô.
![]() |
Mưa lớn ngày 13/6 đã gây ngập úng tại nhiều tuyến phố của Hà Nội |
Trước tình hình đó, ngày 3/7 vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, triển khai sớm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch thoát nước của thành phố; Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ; Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Hà Nội sẽ rà soát các hồ điều hòa; nghiên cứu khai thác, sử dụng các hồ hiện có trong các công viên,khu đô thị mới, để điều hòa thoát nước đô thị hoặc đầu tư xây dựng mới các hồ theo quy hoạch.
UBND thành phố cũng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị; nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc sông Hồng...; khảo sát và đề xuất phương án thoát nước tại một số khu vực hầm chui dân sinh Đại lộ Thăng Long (xem xét phương án xã hội hóa đầu tư); nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ (bằng nguồn vốn đầu tư công của quận, huyện hoặc các nguồn vốn huy động khác).
Giải pháp lựa chọn mô hình, công nghệ xử lý nước thải được thành phố Hà Nội đưa ra là tiếp tục triển khai các nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn theo quy hoạch; xây dựng hệ thống xử lý nước thải phân tán (phi tập trung) cho từng tiểu khu hay từng công trình như các khu biệt thự, nhà vườn, các khu có tính chất nửa đô thị, nửa nông thôn và các cụm nông thôn nhỏ cách xa các khu đô thị tập trung. Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đến năm 2025 đạt 50-55%.
Hà Nội cũng định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực các quận: Hà Đông, Long Biên và khu vực phía Tây, nhằm giải quyết tình trạng úng ngập do mưa; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để thu gom và xử lý nước thải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định nhằm góp phần cải thiện môi trường tại khu vực nội thành, khu vực đô thị có mật độ dân cư cao, tốc độ đô thị hóa lớn như quận Hà Đông, Long Biên..., giảm thiểu ô nhiễm lưu vực các sông: Nhuệ, Cầu Bây; ưu tiên đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu dân cư tập trung đã và đang hình thành của một số huyện theo Đề án lên quận vào năm 2025.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành chủ yếu tập trung tại vùng đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng- lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ, Tổng công suất của 06 nhà máy trên là 276.300 m3/ngđ, chiếm khoảng 28,8 % khối lượng nước thải cần xử lý. Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu nước thải được xử lý trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 đạt 60% lượng nước thải được thu gom và xử lý tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020 |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

Cao Bằng: Quy hoạch cảng cạn quy mô đến 50.000 Teu/năm

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Hà Nội nhận Giải thưởng Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ Thương mại và Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15

Thanh Hóa: Đề nghị thu hồi dự án 2.300 tỷ của Tập đoàn FLC

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Bắc Ninh sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm đạo đức công vụ và văn hóa công sở
