Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang sẽ diễn ra tại Hà Nội Hà Nội: Xử lý nghiêm cơ sở y, dược tư nhân hoạt động 'chui' |
Danh sách cụ thể gồm: Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (số 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm); Cung Triển lãm kiến trúc quy hoạch xây dựng quốc gia (số 1 đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm); Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy); Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng); Nhà thi đấu quận Hà Đông (phường Quang Trung, quận Hà Đông); Sân vận động phường Dương Nội (quận Hà Đông); Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza Hà Đông (phường Hà Cầu, quận Hà Đông); Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (phường Dương Nội, quận Hà Đông); Phố đi bộ Trịnh Công Sơn (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ); Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City (quận Hai Bà Trưng)…
Người tiêu dùng mua sắm sản phẩm tại Hội chợ (ảnh Nguyễn Hạnh) |
Các địa điểm khác sẽ được triển khai theo sự phê duyệt của UBND Thành phố.
Một số lĩnh vực được ưu tiên tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại gồm: Hàng hóa, dịch vụ khoa học, công nghệ, tri thức chất lượng cao; các sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, công nghiệp phụ trợ, có giá trị gia tăng lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm của làng nghề; các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam hoặc các hàng tiêu dùng khác…
UBND thành phố giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, gắn với phòng, chống dịch Covid-19 của trung ương và thành phố, theo đúng quy định pháp luật và không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ chính của địa điểm.
UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Công Thương công bố công khai cho các doanh nghiệp biết và thực hiện theo đúng quy định. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, cập nhật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ.
Việc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kịp thời các địa điểm điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, không chỉ quản lý hoạt động mua bán mà còn giúp cho các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, thương mại chủ động phương án về nguồn hàng.
Hà Nội xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh |
Năm 2023, Hà Nội xác định sẽ đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của doanh nghiệp Hà Nội; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại có tính liên kết vùng, có tính lan tỏa, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; hợp tác, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước; hỗ trợ các tỉnh thành phố trong cả nước giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của các địa phương tại thị trường Hà Nội; xúc tiến kết nối các sản phẩm thương mại theo mô hình chuỗi; quảng bá du lịch góp phần kích cầu tiêu dùng mua sắm sản phẩm hàng hóa và thu hút du lịch nội địa.
Đồng thời, tập trung kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm, tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ, gắn với xúc tiến thương mại, du lịch. Đẩy mạnh vai trò của của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế đầu tư vốn nước ngoài.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm xuất khẩu chính của Hà Nội như dệt may, gia giày, thủ công mỹ nghệ…; các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, đổi mới sáng tạo, giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin…
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thực phẩm chế biến tiếp cận trực tiếp hệ thống bán lẻ hiện đại, từ đó, tạo cơ sở nền tảng vững chắc đưa hàng hóa Việt Nam vào kênh phân phối bán lẻ tại thị trường nước ngoài.