Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%

Chiều 3/10, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III, 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2024.
Hà Nội: Tuyên truyền toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy đến từng ngõ, từng nhà Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024 Hà Nội: Điều chỉnh thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Ngọc Tú, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã thay mặt UBND TP. Hà Nội thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III, 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024 của thành phố.

Chỉ số tiêu dùng CPI 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ và mục tiêu cả năm

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội thực hiện 9 tháng năm 2024 là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 19.614 tỷ đồng, đạt 72,6% dự toán, tăng 14,1% so với cùng kỳ; Thu từ dầu thô là 2.758 tỷ đồng, đạt 91,9% dự toán, bằng 90,5% so với cùng kỳ; Thu nội địa là 353.932 tỷ đồng, đạt 93,5% dự toán, tăng 23,0% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương TP. Hà Nội thực hiện 9 tháng đầu năm 2024 là 68.439 tỷ đồng, đạt 46,7% dự toán đầu năm, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 30.596 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán giao đầu năm, tăng 22,1% so với cùng kỳ; Chi thường xuyên là 37.779 tỷ đồng, đạt 66,0% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Về vốn đầu tư xã hội đạt 143.928 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ; 9 tháng đầu năm đạt 351.849 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tang 9%). Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 5.611 nghìn tỷ đồng, tăng 5,16%; tổng dư nợ đạt 4.072 nghìn tỷ đồng, tăng 12,59%.

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội 9 tháng tăng 4,88%. Ảnh minh họa: Bình Châu

Kim ngạch xuất khẩu Quý III năm 2024 đạt 5.611 triệu USD, tăng 28,8%; 9 tháng năm đạt 14.447 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,2%), trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 20,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,8%.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 10.918 triệu USD, tăng 10,9%; 9 tháng đạt 30.465 triệu USD, tăng 13% (cùng kỳ giảm 12,6%), trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 14,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,5%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,97% (cùng kỳ tăng 1,21%), tăng cao so với cùng kỳ và mục tiêu cả năm; 9 tháng tăng 4,88% (cùng kỳ tăng 1,22%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, chỉ có nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 5,4%

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,3% (cùng kỳ tăng 3,0%); 9 tháng tăng 5,4% (cùng kỳ tăng 2,6%). Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tương ứng tăng 4,8%; Sản xuất và phân phối điện tăng 9,9%; Cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 10,1%; Khai khoáng tăng 0,9%. Một số ngành công nghiệp chủ lực tăng khá: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,1%; Dệt tăng 7,6%; Sản xuất trang phục tăng 9,3%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,6%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 7,6%; Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 26,1%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 214,330 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% (cùng kỳ tăng 10,7%); 9 tháng đạt 619,694 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% (cùng kỳ tăng 10,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 391,493 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%; Doanh thu khách sạn, nhà hàng 84,128 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%; Du lịch lữ hành 20,689 nghìn tỷ đồng, tăng 41,1%; Dịch vụ 123,384 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3%.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 412,074 triệu tấn, tăng 14% (cùng kỳ tăng 24,5%); 9 tháng đầu năm đạt 1.208,262 triệu tấn, tăng 15,1% (cùng kỳ tăng 17,7%).

Vận tải hành khách đạt 106,727 triệu lượt, tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 14,7%); 9 tháng đầu năm đạt 312,920 triệu lượt, tăng 12% (cùng kỳ tăng 25,3%).

Hà Nội: CPI 9 tháng tăng 4,88%, sản xuất công nghiệp tăng 5,4%
Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III. Ảnh: Hải Sơn

Doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải Quý III năm 2024 đạt 55,416 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% (cùng kỳ tăng 15,1%); 9 tháng đạt 162,437 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% (cùng kỳ tăng 17 %) trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách 16,527 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4%; doanh thu vận tải hàng hóa 68,456 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4%.

Du lịch Thủ đô 9 tháng 2024 duy trì tăng trưởng khá. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ) đạt 4,581 triệu lượt, tăng 31,3% (cùng kỳ tăng 2 lần); trong đó: khách quốc tế 3,156 triệu lượt, tăng 41,5%; khách nội địa 1,405 triệu lượt, tăng 12,9%. Tổng thu từ khách du lịch đạt 81.932 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 62,6%; tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023...

Tích cực phục hồi sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3

Nhiều đồng lúa, hoa màu, thủy sản bị đổ, ngập, hư hỏng do bão số 3. Ước tính thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.286 tỷ đồng. Khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão, thành phố đã tập trung thu hoạch lúa mùa, triển khai vụ Đông, diện tích gieo trồng cây rau màu 203,3 ha đạt 0,7% so với kế hoạch. Chăn nuôi duy trì ổn định, 9 tháng đầu năm 2024, đàn trâu 29,5 nghìn con, tăng 2,1% so với cùng kỳ; đàn bò 125,3 nghìn con, giảm 2,3%; đàn lợn 1,48 triệu con, tăng 0,8%; đàn gia cầm 42,2 triệu con, tăng 1,7%.

Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 1,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2023; thịt bò 7,1 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt lợn 172,5 nghìn tấn, tăng 3,1%; thịt gia cầm 111,6 nghìn tấn, tăng 3,7%; trứng gia cầm 1.959 triệu quả, tăng 4,8%. Tổng số trang trại chăn nuôi thuộc các quy mô lớn, vừa, nhỏ là 6.736 (bao gồm 94 trang trại lớn, 1.735 trang trại vừa, 4.907 trang trại nhỏ), tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2023 (6.381 trang trại).

Tổng diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 19.821 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 91.300 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023; Sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố đạt 1.232 tấn giảm 5,52 % so với cùng kỳ năm 2023.

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt khá

Lũy kế 9 tháng năm 2024, Thành phố thu hút 1.540,4 triệu USD vốn FDI, trong đó, có 197 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 1.111,5 triệu USD; 143 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 220,7 triệu USD và 178 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị vốn góp đạt 208,1 triệu USD.

Doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, lũy kế 9 tháng 2024, có 21.840 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 198.986 tỷ đồng (giảm 7% về số lượng doanh nghiệp, giảm 15% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước); 3.308 doanh nghiệp giải thể (tăng 21%); 20.086 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 19%); 4.049 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể (tăng 19,7%). Có 7.558 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 11%). Luỹ kế, tổng số doanh nghiệp đăng ký đến nay là 397.008 doanh nghiệp.

Hải Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động