Thứ sáu 16/05/2025 17:27

Hà Nội: Cơ sở kinh doanh cần làm gì để tạo điểm quét QR Code?

Hà Nội yêu cầu bắt buộc các nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh phải tạo điểm quét QR Code khi mở cửa. Muốn tạo điểm quét QR để quản lý thông tin người ra vào, cung cấp cho cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết, cơ sở kinh doanh cần đăng ký để sử dụng được tính năng quét mã QR.

Cụ thể, chủ địa điểm kinh doanh truy cập trang web https://qr.tokhaiyte.vn/, chọn mục “Đăng ký địa điểm” và nhập đầy đủ thông tin gồm: Tên địa điểm (ví dụ: quán cà phê highland; công ty TNHH ABC; phòng khám đa khoa; xe khách tuyến HN - HP 30A-043.23,..); thông tin về địa điểm (tỉnh, quận/huyện, xã ); họ và tên người đăng ký (ví dụ Nguyễn Văn A); số điện thoại di động của người đăng ký (ví dụ 0912345678). Sau khi đã điền đủ thông tin, chọn “Tiếp tục bước 2”. Tại đây, chủ địa điểm kinh doanh điền mã OTP (gồm 6 chữ số sẽ được gửi đến số điện thoại của người đăng ký) và chọn “Tiếp tục bước 3”. Tại đây, chủ địa điểm kinh doanh chọn (1) “Tải xuống Mã QR của Địa điểm” để lưu hình ảnh mã QR về máy tính và in để dán ở lối ra vào, sau đó chọn (2) “Quản lý địa điểm” để chuyển sang bước 2.

Hà Nội: Yêu cầu bắt buộc các nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh phải tạo điểm quét QR Code khi mở cửa

Chủ địa điểm kinh doanh yêu cầu khách ra vào xuất trình mã QR của mình để quét, ghi nhận lượt vào ra. Theo đó, người kiểm soát địa điểm mở ứng dụng Bluezone và chọn tính năng kiểm tra mã QR. Chọn địa điểm kiểm soát (là nơi mà người kiểm soát đang đứng để tiến hành quét mã QR người ra vào. Sau khi chọn địa điểm, người kiểm soát quét mã QR của người ra vào (có thể quét trực tiếp mã trên điện thoại, mã QR được in ra giấy, hoặc mã QR của thẻ Bảo hiểm y tế). Sau khi quét thành công, màn hình sẽ hiện ra thông tin của người ra vào (tên viết tắt) và tình trạng khai báo y tế.

Chủ địa điểm kinh doanh in mã QR được cung cấp, dán ở lối ra vào để khách sử dụng điện thoại thông minh quét mã khi đi qua.

Từ 12h00 ngày 16/9/2021, TP. Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống của 19 quận, huyện, thị xã (Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ) được mở cửa, với điều kiện bắt buộc là phải tạo điểm quét QR code để khách đến mua hàng khai báo.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp