Hà Nội cần đi đầu xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử

Là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế, động lực phát triển vùng. Hà Nội cần đi đầu trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử và xã hội số.
Hà Nội: Cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hà Nội: Vẫn “nóng” tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên

Là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, động lực phát triển đặc biệt quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, Hà Nội cần đi đầu trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử và xã hội số.

Quy mô kinh tế tăng gấp gần 4 lần

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005, của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Theo đó, kinh tế duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011 - 2020, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng 6,83%/năm (gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước). Quy mô GRDP năm 2021 theo giá hiện hành đạt 1,067 triệu tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2008, chiếm 65,4% quy mô GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 17,7% tổng sản phẩm (GDP) bình quân cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tiếp tục có sự cải thiện, từ mức 120,3 triệu đồng/người năm 2019 lên 128,2 triệu đồng/người năm 2021 (gấp 1,4 lần so với bình quân cả nước và 1,2 lần so với bình quân vùng).

Hà Nội cần đi đầu xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 106,0% dự toán và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,2%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 752.932 tỷ đồng (đạt 96,0% dự toán) và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 13,1%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố năm 2021 đạt 411.261 tỷ đồng (bằng 40,8% so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội vùng, bằng 13,8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả nước và tăng 2,3% so với năm 2008). Hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đạt khoảng 326.000.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 27 bậc (từ vị trí 36/63 tỉnh, thành phố năm 2011 lên vị trí 9/63 năm 2020 và tiếp tục nằm trong Top 10 năm 2021). Chỉ số Cải cách hành chính (PAR - INDEX) của thành phố luôn đứng ở Top 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.

Về phát triển văn hóa - xã hội, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cho biết, toàn thành phố hiện có 88% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa và 72,5% số thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 76,9%. Hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp. Hiện, Hà Nội quản lý 82 bệnh viện (tăng 27 cơ sở so với năm 2010). Thành phố đạt 13,7 bác sĩ/vạn dân; 27,5 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2021 đạt 91,8%.

Cần thiết phải ban hành nghị quyết mới

Để thực hiện nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030 là “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn” và các quan điểm được đề ra tại Nghị quyết 15-NQ/TW là “Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước”, tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị diễn ra mới đây, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TƯ - cho rằng, Hà Nội cần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân; làm cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng bộ.

Đồng thời, cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch chung của vùng Đồng bằng sông Hồng, các quy hoạch quốc gia, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đề nghị, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. “Hà Nội cần là địa phương đi đầu trong xây dựng đô thị thông minh,chính quyền điện tử và xã hội số; về đổi mới sáng tạo, khai thác tốt hơn tiềm lực khoa học - công nghệ vào quá trình phát triển của thành phố” - Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả tinh thần của Nghị quyết số 54-NQ/TW, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần sớm hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phê duyệt Quy hoạch vùng sẽ làm cơ sở để các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương xây dựng thể chế liên kết vùng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

Với đặc thù về vị trí cũng như vai trò của Thủ đô Hà Nội đối với khu vực Đồng bằng sông Hồng, với kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua, các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị, đề xuất của TP. Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết nghiên cứu, tổng hợp vào Báo cáo tổng kết Nghị quyết 54 và tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn tới.

“Nghị quyết mới nếu được ban hành, sẽ cùng với Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ là định hướng, cơ sở chính trị quan trọng cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội của các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước”- Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hà Nội ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển đặc biệt quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hà Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Tại Lễ hội Cá Tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2024, con cá tầm có trọng lượng trên 45 kg đã được đấu giá thành công với giá 150 triệu đồng.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Sáng 20/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Tỉnh Thanh Hóa đang tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhằm quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thị trường hoa tươi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại TP. Hồ Chí Minh chứng kiến tình trạng ảm đạm, sức mua giảm mạnh so với những năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Sở Công thương tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội chợ Thương mại – Tiêu dùng nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

8 nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đã được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp đột xuất vừa qua.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Ngày 18/11 tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức).
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình.
Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 29/11, TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị Sơ kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023 - 2024.
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Cổ phần quản lý Kinh doanh điện Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi đến Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc hàng chục hộ dân xã Hà Sơn phải sử dụng điện yếu.
Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đã có 23 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ tổng số tiền 4,3 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 30/9/2025 sẽ có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Công ty Điện lực Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực Việt Nam.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động