Thứ sáu 25/04/2025 14:48

Hà Nội: Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo

Theo báo cáo sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nộivề phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức sáng 19/6, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Theo đó, Hà Nội đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và được Trung ương đánh giá là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo đã khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ hoạt động. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác để hoạt động của Ban Chỉ đạo đi vào nền nếp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội.

Chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại các Phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

Đồng thời, đã đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra để phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai 4 cuộc kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó Trưởng, Phó các đoàn kiểm tra, giám sát là Trưởng, Phó ban Chỉ đạo của Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo Thành ủy đã đưa 60 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo 9 vụ án, vụ việc. Đến nay, còn chỉ đạo xử lý 51 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cấp ủy các đảng bộ trực thuộc đã kiểm tra đối với 1.722 lượt khi có dấu hiệu vi phạm đối với 13 tổ chức đảng và 12 đảng viên có liên quan. Đã hoàn thành 9/13 cuộc kiểm tra và qua kiểm tra phải thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 10 đảng viên.

Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 142 lượt tổ chức đảng và 360 đảng viên; kết luận 53 tổ chức đảng và 204 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 11 tổ chức đảng và 147 đảng viên. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy trực thuộc thi hành kỷ luật 22 tổ chức đảng và 1.262 đảng viên.

Các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 497 cuộc thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 99,13 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 76 tập thể và 145 cá nhân.

Thành phố đã khởi tố, điều tra 70 vụ án

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, các sở, ngành đã phát hiện và xử phạt 81,822 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm hành chính. Các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã chuyển 170 vụ án, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng đến cơ quan điều tra.

Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố đã khởi tố, điều tra 70 vụ án/267 bị can phạm tội về tham nhũng, tiêu cực; truy tố 37 vụ án/83 bị can; xét xử sơ thẩm 32 vụ/192 bị cáo về các tội tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Tài sản đã thu hồi ở giai đoạn điều tra, truy tố 25.148.832.720 đồng. Chủ động, kịp thời xác minh tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị 4.853.001.438 đồng. Cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong 92 việc, thu hồi được 969.842.850.000 đồng.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ; các quy chế, quy trình xử lý công việc tại các cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để không tạo kẽ hở, dễ lợi dụng và giám sát việc thực thi pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của các cấp chính quyền.

Tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, nhất là thanh tra công vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Tập trung chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng ở Thành phố đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; những vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy chỉ đạo, giải quyết.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 15 Chuyên đề theo Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy đã đề ra. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 56-ĐA/TU ngày 25/11/2019 của Thành ủy...

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm