Thứ bảy 10/05/2025 18:52

Hà Nội: 200 tỷ đồng thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025

Hà Nội phấn đấu có từ 150 - 180 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025. Đây là một trong những mục tiêu được đề ra tại Quyết định 4303/QĐ-UBND do UBND TP. Hà Nội ban hành ngày 24/9 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, Hà Nội đưa ra mục tiêu sẽ thu hút sự tham gia của 100 - 120 doanh nghiệp, với khoảng 150 - 180 sản phẩm được UBND thành phố (TP) công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực TP giai đoạn 2021 - 2025. Đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng góp 40 - 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 20 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn TP.

Thẻ từ xuất Nhật của Công ty CP Thông minh MK lọt vào Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2019

Mỗi năm có từ 100 - 200 lượt doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được hỗ trợ và thụ hưởng các chính sách của TP như: Quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế; tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.… Phấn đấu đến năm 2025, hình thành một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, đa ngành, đa lĩnh vực là đầu tàu dẫn dắt và thúc đẩy hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng lĩnh vực của TP phát triển.

Các nội dung được thực hiện gồm: Xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 200 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách TP dự kiến 91,05 tỷ đồng, còn lại là nguồn kinh phí của các doanh nghiệp đóng góp và nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Sở Công Thương Hà Nội (cơ quan thường trực) sẽ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy trình.

Cụ thể, Sở Công Thương có trách nhiệm tham mưu, trình UBND TP phê duyệt nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực từng năm. Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện từng năm và tổng kết, báo cáo cả giai đoạn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và đột xuất theo yêu cầu của UBND TP, Bộ Công Thương. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và TP; theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, tham mưu UBND TP sửa đổi bổ sung, ban hành đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn....

Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm góp phần phát triển kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng bộ TP lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường và có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực tham gia và khai thác triệt để thành tựu của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, từng bước hình thành các sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ TP.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá