Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc Hà Giang thúc đẩy phát triển du lịch trong nước và quốc tế |
Ngày 30/3, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định vị và xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng đông, tây bắc”.
Năm 2023, Hà Giang là điểm đến trong nước được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google, trở thành Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á; được bình chọn là một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam; xếp thứ 25/52 điểm đến tuyệt vời cho khách du lịch toàn cầu; nhiều điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch Hà Giang đạt thương hiệu ASEAN…
Quang cảnh hội thảo |
Hà Giang có nhiều điểm đến đã ghi dấu trong lòng du khách như: Cao nguyên đá gắn với các điểm đến Cột cờ Lũng Cú, nhà vua Mèo, đèo Mã Pì Lèng, hẻm Tu Sản, phố cổ Đồng Văn… Bên cạnh đó, Hà Giang có nhiều sản vật đặc trưng: Mật ong bạc hà, cam sành, dược liệu quý, chè san tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh…
Thông tin về du lịch Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết, từ năm 2010, khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, đây là nền tảng hình thành nên thương hiệu du lịch Hà Giang thông qua việc khai thác di sản quốc tế gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, thu hút trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 5 triệu lượt vào, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 20.600 tỷ đồng, đóng góp 14,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động trực tiếp.năm 2030.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về xu thế phát triển du lịch trong nước và thế giới cũng như sự cần thiết định vị, xây dựng thương hiệu du lịch các địa phương nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. Nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn, những thách thức trong việc định vị và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang hiện nay.
Các chuyên gia khẳng định định hướng phát triển du lịch theo hướng chuyển đổi xanh để phát triển du lịch bền vững là đúng hướng. Bên cạnh đó tỉnh cần xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cốt lõi; quan tâm cơ sở hạ tầng, bảo đảm môi trường, phát huy các giá trị văn hóa đặc thù cho việc xây dựng thương hiệu.
Hà Giang đang là điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước |
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, tỉnh Hà Giang đã tăng cường kết nối với các địa phương trong nước, quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di sản, bản sắc văn hóa các dân tộc. Hà Giang đã biến khó khăn thành cơ hội phát triển.
Với phương châm “Liên kết chặt chẽ - phối hợp nhịp nhàng - hợp tác sâu rộng - bao trùm toàn diện - hiệu quả bền vững”, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh Hà Giang cần chủ động xây dựng kế hoạch sát thực tiễn để thúc đẩy phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cần hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với xu thế trong tình hình mới. Đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch cần phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động, tham vấn trong phục hồi du lịch.
Cũng tại hội thảo, tỉnh Hà Giang đã công bố sản phẩm: “Một hành trình hai công viên địa chất toàn cầu”, kết nối du lịch Cao Bằng và Hà Giang. Đồng thời, Ban tổ chức trao giải cuộc thi món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố; trao Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có đóng góp cho phát triển du lịch Hà Giang.