Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở

Do ảnh hưởng của bão số 3, đêm ngày 8 rạng sáng 9/9, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng cục bộ và sạt lở nhiều tuyến đường ở Hà Giang.
Hà Giang: Khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh

Theo đó, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to khiến nhiều địa phương, đặc biệt là 2 huyện vùng thấp Bắc Quang và Quang Bình bị ngập lụt cục bộ, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến hàng chục nhà ở, hàng trăm ha lúa của người dân.

Hiện trên các sông, suối của tỉnh mực nước đang tiếp tục dâng lên cao. Theo thống kê, rà soát ban đầu, tại huyện Bắc Quang, mưa lớn đã gây ảnh hưởng 58 nhà ở, một số nhà bị tốc mái, sạt lở; nước lũ gây ngập úng cục bộ 100 ha lúa, hoa màu, nặng nhất là ở các xã Đồng Yên, Đông Thành; cuốn trôi 4.500 con gà; thiệt hại trên 10 ha ao nuôi thủy sản; các tuyến đường liên thôn thuộc xã Đồng Yên cũng bị ngập úng, gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân.

Tại huyện Quang Bình, mưa lớn cũng gây ngập úng cục bộ tại các xã vùng thấp như: Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Hương Sơn, Yên Hà, thị trấn Yên Bình. Trong đó, nhà ở của hộ ông Hoàng Văn Lợi, thôn Quyền, xã Xuân Giang bị thiệt hại do sạt lở ta luy dương. Nhiều ha lúa đang trong thời kỳ làm đòng, trổ bông, vào chắc bị đổ ngã. Cầu tràn trung tâm xã Bằng Lang bị nước lũ cuốn trôi làm cho tuyến tỉnh lộ 183 bị chia cắt, người và phương thiện không thể lưu thông được.

Ngoài ra, mưa lũ đã gây sạt lở nhà ở, các tuyến đường giao thông trên địa bàn các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Dự báo trong những giờ tới, toàn tỉnh vẫn có mưa vừa, mưa to đến rất to, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, địa hình sườn đất dốc.

Trong khi đó, khoảng 1h20 sáng ngày 9/9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi thông báo cảnh báo lũ trên sông Lô. Cụ thể, mực nước trên sông Lô lúc 1h sáng 9/9 tại trạm Hà Giang là 99 m (ở mức báo động - BĐ I), trạm Bắc Quang là 66.05 m (dưới mức BĐ I), trạm Vĩnh Tuy là 44.48 m (dưới mức BĐ I).

Dự kiến, mực nước trên sông Lô sẽ tiếp tục tăng ở mức BĐ I - BĐ II và có nơi trên BĐ II.

Đến rạng sáng 9/9, nhiều nơi trên địa bàn Hà Giang ghi nhận tình trạng mưa lớn gây ngập úng cục bộ. Tại huyện Bắc Quang, mưa lũ khiến nhiều hộ dân tại xã Đồng Yên, Việt Vinh, Đông Thành bị ảnh hưởng. Tại Trường THCS Đồng Yên, hệ thống phòng học bị ngập nặng.

Nhiều diện tích hoa màu đã gần tới vụ thu hoạch của bà con tại các huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang chìm trong biển nước.

Mưa lớn cũng gây ngập úng, sạt lở tại một số tuyến đường. Cụ thể, tại Km140 QL4C, đồi thông Đồng Văn sạt lở đất đá khiến cây cối đổ ngang đường, việc di chuyển rất khó khăn. Tại Km26 (đoạn qua xã Nậm Ty) đi Hoàng Su Phì, đất đá sạt lở với khối lượng lớn khiến các phương tiện không thể lưu thông. Tại Km70 QL34 (đoạn qua xã Yên Phong, huyện Bắc Mê) bị ngập gây ách tắc giao thông cục bộ.

Trước tình hình trên, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang khuyến cáo người dân không nên lưu thông qua các đập tràn, suối và không đi qua các điểm sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng.

Một số hình ảnh mưa lũ ở Hà Giang:

Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Ngập trong nhà dân ở thôn Phố Cáo, thị trấn Đồng Yên, huyện Bắc Quang. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Vào khoảng 3-4h sáng 9/9, nước lũ dâng nhanh qua các khe, suối làm ngập đường, tràn vào nhà dân ở thôn Phố Cáo, thị trấn Đồng Yên, huyện Bắc Quang. Người dân trong thôn Phố Cáo đã thông báo cho nhau và hỗ trợ chạy lũ; rất may không có thiệt hại về người. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Mưa lớn kéo dài gây ngập úng và lũ ngập hàng chục hộ dân ở thôn Phố Cáo, thị trấn Đồng Yên, huyện Bắc Quang. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Trường THCS Đồng Yên ngập sâu, học sinh phải nghỉ học. Ảnh: Đăng Minh
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Điểm sạt lở tại Km140 trên QL4C. Ảnh: Đăng Minh
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Tại Km26 đường đi Hoàng Su Phì sạt lở đất đá với khối lượng lớn. Ảnh: Đăng Minh
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Tuyến đường liên xã Liên Hiệp - Hữu Sản (Bắc Quang) bị sạt lở gây ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Ảnh: Phương Thùy
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Sạt lở gây ách tắc giao thông tại km26 thuộc Tỉnh lộ 177, địa phận xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì). Ảnh: Nguyễn Yếm
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Đường thôn Hậu Cấu, xã Xín Mần (Xín Mần) bị sụt lún, hư hỏng nặng. Ảnh: Văn Long
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Đất, đá tràn vào nhà ở của một số hộ dân tại thôn Bờ Sông, xã Xín Cái (Mèo Vạc). Ảnh: Trần Kế
Hà Giang mưa lớn kéo dài gây ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở
Nước sông Lô dâng cao khiến hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Ảnh: Thế Học

Trước đó, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, khoảng từ ngày 7-9/9, khu vực tỉnh Hà Giang có khả năng xuất hiện mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 80-180 mm, có nơi trên 250 mm (đặc biệt ở khu vực vùng núi thấp và vùng phía Tây của tỉnh). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, taluy, ven các công trình xây dựng...

Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo:

Các huyện, thành phố; các sở, ngành của tỉnh; các cơ quan, đơn vị tạm dừng các cuộc họp không thật cấp bách và không cần thiết; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để ứng phó với ảnh hưởng của bão số 3; trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống bão, mưa lớn.

Các huyện, thành phố; các sở, ngành của tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp chỉ đạo ứng phó với bão số 3 tại Công văn số 2899/UBND-KTTH ngày 5/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để đảm bảo an toàn tính mạng, nhất là cho trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhân dân và của Nhà nước.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/7 và nắm bắt thông tin tại cơ sở, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, diễn biến tình hình mưa bão, đặc biệt là trùng vào hai ngày nghỉ cuối tuần để kịp thời chỉ đạo, triển khai ứng phó theo tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương.

Sở Công Thương tổ chức kiểm tra, giám sát điều tiết lũ tại các hồ chứa thủy điện để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định và quy trình vận hành liên hồ chứa; đáp ứng được điều tiết lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, diễn biến bão, mưa bão, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo và chủ động đôn đốc các sở, ngành có liên quan, đặc biệt là các huyện, thành phố triển khai ứng phó, khắc phục kịp thời.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã khiến cho việc thi công tuyến đường giao thông Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương sáp nhập chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh khi sáp nhập.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Chiều 3/4, TP. Hải Phòng tổ chức lễ phát động giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 năm 2025, với chủ đề “Hải Phòng - thành phố thân thiện”.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Lễ meeting hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào hiến máu tình nguyện đã có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia lớp tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Mobile VerionPhiên bản di động