GS.TS Võ Tòng Xuân: Bỏ tư duy cũ trong sản xuất lúa gạo để vững chân tại EU

Giờ đây không chỉ người tiêu dùng thế giới mà ngay cả người tiêu dùng nội địa cũng có những đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng lúa gạo. Vì thế, để tận dụng những lợi thế đã có và tăng xuất khẩu gạo, chắc chân hơn ở thị trường EU, ngành lúa gạo cần loại bỏ tư duy sản xuất cũ là sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

GS.TS Võ Tòng Xuân đã có những trao đổi như vậy với Báo Công Thương xung quanh vấn đề nâng chất cho lúa gạo Việt.

5936-gsts-vo-tong-xuan
GS.TS Võ Tòng Xuân

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, gần đây dư luận có tranh cãi xung quanh việc một doanh nhân có phát biểu về gạo Việt trong một tọa đàm trực tuyến, rằng 90% người tiêu dùng đang phải ăn gạo bân. Với phát biểu này, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, có phần đúng về “gạo bẩn” nhưng con số 90% có lẽ là con số ước tính. Bởi lẽ theo ông, cho đến nay chưa có cơ quan khoa học nào nghiên cứu mức độ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật của nông sản Việt Nam một cách chính xác. Nhưng một điều chắc chắn là khi người nông dân nào sử dụng phân bón hóa học, nhất là phân urê trên cây lúa đều phải phun thuốc BEAM, BUMP, PIMPIM, HOBINE, TRIZOLE… (gốc là tricyclazone) lúc lúa trổ để phòng chống bệnh thối cổ bông. Đây là loại thuốc rất độc, bị khối EU cấm tuyệt đối. Chỉ những nông dân sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh mới tránh được sâu bệnh nên họ không cần phun thuốc.

Thông thường cái gì không sạch thì người ta dùng chữ phản nghĩa “bẩn”. Tuy nhiên muốn nói cho chính xác chúng ta nên nói cụ thể lý do gây bẩn. Đối với thực phẩm, chữ “bẩn” có thể là “chứa bụi bặm, dầu nhớt, bị ruồi bu lên, chứa thuốc trừ sâu bệnh...” nếu ăn vào thì trúng độc, bị bệnh. Có thể gọi chung thực phẩm như thế là “không an toàn vệ sinh thực phẩm”, gọi tắt là “không an toàn” - GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

0112-vung-trong-dat-chuan-cua-loc-troi

Dù vậy, thực tế cho thấy, thời gian gần đây khi Việt Nam có phong trào sản xuất theo GlobalGAP và VietGAP, người tiêu dùng quốc tế đã tin rằng gạo Việt có an toàn hơn, nên khoảng giá chênh lệch với gạo Thái ngày càng ít hơn. Điều này thể hiện rõ qua số lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đều đạt trên 6 triệu tấn. Đặc biệt, giá gạo Việt xuất khẩu đã liên tục tăng trong các tháng qua và hiện giữ mức ổn định 488 - 492 USD/tấn.

Liên quan đến việc làm sao để gạo Việt tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và chắc chân tại thị trường EU, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết: Trước tiên nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu phải sản xuất theo đúng quy trình chất lượng an toàn. Nông dân không thể sản xuất theo kiểu cũ nữa (lạm dụng phân, thuốc hóa học) mà phải kết hợp phân hữu cơ và phân sinh học với một ít phân hóa học mà thôi. Trong khi đó nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải biết rõ vùng nguyên liệu của mình, áp dụng qui trình sản xuất chất lượng an toàn cho chuỗi cung ứng nguyên liệu của mình. Nhà nước cần bảo đảm quản lý tốt về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn chính hiệu, ngăn chặn hàng giả làm thiệt hại cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

“Ở EU, sản phẩm nào có chứa một vết nhỏ tricyclazole cũng bị trả về. Do đó đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã tổ chức vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp an toàn (vài nơi gọi “hữu cơ”) nên rất tự hào gạo của mình đạt chất lượng an toàn theo chuẩn EU”, ông Võ Tòng Xuân cho biết.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt trên 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 2,2 tỷ USD. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện được chào giá dao động từ 488 - 492 USD/tấn cho gạo 5% tấm và là mức giá cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây.

Sở dĩ gạo Việt Nam xuất khẩu có giá tốt là do từ đầu năm tới nay dưới tác động của dịch Covid-19, các nước vẫn tích trữ lương thực đẩy mạnh nhập khẩu gạo. Dự báo gạo Việt còn có cơ hội tăng xuất khẩu nhiều hơn trong các tháng tới do nhu cầu từ Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau những trận lũ lụt lớn ở nước này. Cùng với đó, dịch bệnh ở Ấn Độ đã gây ra những cản trở về logistics, trong khi lũ lụt ở Bangladesh gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Làn sóng cán bộ trẻ về nông thôn đang tạo ra thay đổi tích cực và chứng kiến hành trình vượt qua thử thách của những "ngọn lửa" nhiệt huyết.
Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Hle Hlang hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới và đằng sau đổi thay ấy là dấu ấn của những người đã âm thầm truyền lửa cho phong trào nông thôn mới.
Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phụ nữ ngày càng giữ vai trò trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Công ty CP Phân bón Bình Điền- thương hiệu Đầu Trâu được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM 2025 nhờ đóng góp cho kinh tế , nông nghiệp và cộng đồng
‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Canh tác lúa thâm canh đang gặp thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ"
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.
Mobile VerionPhiên bản di động