Chủ nhật 20/04/2025 03:44

GSK và Hiệp hội Y khoa kêu gọi nâng cao nhận thức về đề kháng kháng sinh

Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh, Hội Tai Mũi Họng Nhi TP. Hồ Chí Minh, Hội Vi Sinh lâm sàng TP. Hồ Chí Minh và GSK - một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới đã cùng hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nhận thức về Đề kháng kháng sinh (ĐKKS) thông qua chuỗi hoạt động kêu gọi sự chung tay của khối bác sĩ, dược sĩ tại Việt Nam.

Các sự kiện diễn ra xuyên suốt xoay quanh các chủ đề: ĐKKS – Thách thức và giải pháp; Điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng theo y học chứng cứ; Tiếp cận và hiểu biết các tác nhân vi sinh phổ biến; Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em; Những rào cản trong thực hành lâm sàng cũng như việc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn.

Tại Việt Nam hiện còn thiếu các dữ liệu giám sát ĐKKS tại cộng đồng giúp định hướng dùng kháng sinh đúng, dẫn tới thực trạng sử dụng kháng sinh chưa hợp lý; lạm dụng kháng sinh thế hệ mới và kháng sinh phổ rộng gây ra tình trạng gia tăng ĐKKS.

TS. BS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Việc sử dụng kháng sinh đúng cách, hợp lý phụ thuộc phần lớn vào việc tìm ra tác nhân gây bệnh, từ đó mới quyết định có cần thiết để sử dụng kháng sinh hay không.

Về phía bệnh nhân, việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ còn hạn chế, người bệnh thường tự ý ngưng thuốc khi giảm triệu chứng do đó vi khuẩn không được diệt trừ hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đề kháng với thuốc.

Đông đảo bác sĩ, nhân viên y tế… tham dự sự kiện nâng cao nhân thức về đề kháng kháng sinh được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh mới đây

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng ĐKKS đang gia tăng rộng rãi ở các nước, trong đó Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ ĐKKS cao nhất thế giới. Dự kiến đến năm 2050, kháng kháng sinh sẽ gây ra 10 triệu ca tử vong hằng năm, có nghĩa là cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các vi khuẩn kháng thuốc.

Tại sự kiện, các chuyên gia cũng đã bàn về các chiến lược nhằm chống lại tình trạng ĐKKS, trong đó quan trọng nhất là việc thống nhất, hợp tác giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trong việc lựa chọn và điều trị bằng kháng sinh, đồng thời tuyệt đối không cho người khác dùng chung kháng sinh hoặc tận dụng kháng sinh còn thừa.

“Muốn khỏi bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ và cần hoàn tất liệu trình điều trị kháng sinh. Không có lối tắt nào để nhanh hết bệnh và kháng sinh cần được sử dụng đúng loại, đúng liều và đủ thời gian”, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Nhi TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Quan trọng hơn cả là sự đồng lòng của khối nhân viên y tế trong tất cả các lĩnh vực về việc kê đơn và sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên cơ sở vi sinh - lâm sàng - dược lâm sàng để cùng đẩy lùi ĐKKS.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức