Góp ý Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi: Đề xuất miễn thuế cho đầu tư phát triển nhà ở xã hội
Bất động sản 28/11/2022 15:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) |
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức với sự tham gia của gần 40 chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu và đào tạo, quản lý.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết: Trong thời gian gần đây, một số luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới thay thế như: Bộ luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công... và trong các luật này có nhiều nội dung quy định liên quan đến Luật Nhà ở năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung dẫn đến sự không thống nhất trong các quy định của Luật Nhà ở hiện hành với các luật này. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định có liên quan trong Luật Nhà ở năm 2014 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết.
![]() |
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Về vấn đề nhà ở xã hội, GS, TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nhà ở xã hội là vấn đề khó, nhất là khi giá nhà ở thương mại quá cao như hiện nay. Mọi ưu đãi của Chính phủ đều mang lại lợi ích rất lớn. Quản lý nhà ở xã hội không tốt sẽ dẫn đến những hình thức tham nhũng khác nhau mà mục tiêu chính không đạt được.
GS, TSKH Đặng Hùng Võ kiến nghị, các thủ tục quản lý đối với khu vực các dự án nhà ở xã hội cần đi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư. Nói cách khác, cần quy định ngay trong luật các thủ tục hành chính đơn giản đối với các dự án nhà ở xã hội. Cần thảo luận với Bộ Tài chính để miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho khu vực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
GS, TSKH Đặng Hùng Võ nhấn mạnh, cần bổ sung mục Nhà ở xã hội vùng nông thôn vào Chương Nhà ở xã hội, trong đó quy định về chính sách giải quyết đất ở, nhà ở cho các trường hợp tách hộ nông dân. Trước đây, chúng ta đã có quy định về đất “giãn dân” để xây nhà ở cho các hộ mới tách ra, nay không còn nữa. Cần khôi phục lại chính sách này trong Luật Nhà ở.
Góp ý tại Hội thảo, theo TS. Nguyễn Văn Tuân - Hội Luật gia Việt Nam, cần phải làm rõ hơn những nội dung nào thuộc nội dung điều chỉnh của Luật Nhà ở và nội dung nào thuộc Luật Kinh doanh bất động sản. Về phạm vi của dự thảo Luật cần thể hiện một cách đầy đủ nhất các nội dung của Luật. Cần bổ sung nội dung “nhà ở xã hội” vào phạm vi điều chỉnh.
![]() |
Liên quan đến vấn đề các chung cư cũ. PGS.TS Nguyễn Thị Nga - Trường Đại học Luật cho rằng, hiện nay, các chung cư cũ tại các thành phố khó cải tạo mà nguyên nhân chính là do câu chuyện về quyền sở hữu chung cư. Thực tế, từ trước đến nay đối với quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư thì nhà ở luôn gắn với sở hữu lâu dài vĩnh viễn nên quyền phá dỡ cũng là do họ quyết định. Trong khi đó, khi chung cư hết hạn sử dụng, xuống cấp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài sản, con người. Do đó, cần thiết phải có thời hạn sở hữu phù hợp với thời hạn sử dụng của công trình và hết hạn sử dụng phải phá dỡ theo quy định. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề xuất cần có những quy định và việc quy định sở hữu chung cư có thời hạn, để hạn chế khiếu nại và đảm bảo quyền lợi các bên liên quan.
Nói về vấn đề này, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đánh giá, đây là vấn đề rất được dư luận quan tâm, đã có định hướng từ hơn 20 năm qua nhưng kết quả không như mong muốn. Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ (xây dựng trước năm 1994), trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng đến nay mới chỉ cải tạo được 3%.
TS. Đào Ngọc Nghiêm đề xuất ngoài 2 mô hình thực hiện cải tạo chung cư cũ (nhà nước, doanh nghiệp) đề nghị nghiên cứu thêm mô hình: Cộng đồng các hộ dân liên kết thực hiện. Đây là mô hình đã thành công ở Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Năm 2023: Giá thuê bất động sản công nghiệp tăng

Phát triển đô thị góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Eximland: Hoạt động tài chính cứu lợi nhuận quý IV, tiền cuối năm chỉ còn 270 triệu đồng

Bất động sản Hà Nội 2023: Phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc mở cửa biên giới

Hàng vạn căn hộ chờ sổ đỏ: Thủ tục chậm trễ, thị trường trì trệ
Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Nguyên nhân khiến Phú Gia Thịnh kiện Công ty STO?

Sẽ áp thuế cao, lướt sóng bất động sản “hết cửa”?

Lâm Đồng tìm chủ cho "siêu" dự án từng được FLC xin đầu tư

Cận cảnh dự án vừa có đơn xin Tổ công tác của Thủ tướng giải cứu

Hai dự án lớn của Tập đoàn Nam Cường bị Hải Dương đưa vào "tầm ngắm"

Cơ hội chọn nhà chuẩn khách sạn 5 sao tại Pavilion Premium

HoREA đề xuất bỏ bảo lãnh “bán nhà trên giấy”

Quảng Trị: Tăng cường kiểm tra xử lý các hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Cát Tường Group khánh thành Trạm bơm - Tuyến ống CTe AQUA tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Aurora IP)

Có được nhận vốn góp dự án nhà ở bằng đất nông nghiệp?

Chia nhỏ giá trị bất động sản, mô hình đang được nhiều nước châu Á đẩy mạnh áp dụng

Bất ngờ với căn hộ chất lượng, di chuyển đến phố cổ chỉ 15 phút

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra hàng loạt dự án bất động sản trong năm 2023

Hà Nội công khai loạt dự án khu đô thị lớn bị thu hồi: Gọi tên Prime Group, Nam Đàn Plaza

Sẽ tính đúng, tính đủ để “hạ nhiệt” giá nhà ở xã hội

Quảng Nam: Yêu cầu 104 dự án bất động sản cung cấp số liệu chuyển nhượng phục vụ thanh tra

Thị trường bất động sản năm 2023 sẽ dần phục hồi?

Novaland có 32.000 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng không thể dùng để trả nợ

Nghệ An: Loạt dự án bán nhà ở hình thành trong tương lai
