Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Doanh nghiệp góp ý về thu hồi, định giá đất
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Các địa phương kiến nghị những vấn đề gì? Luật Đất đai sửa đổi: Khắc phục hạn chế, thúc đẩy công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng đất |
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận đất đai
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tổ chức lấy ý kiến nhân dân là sản phẩm tập hợp trí tuệ của hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia rất tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải tính toán, nghiên cứu rất kỹ để khuyến khích phương thức trả tiền thuê đất hàng năm, tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp đầu tư dự án lớn |
Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần làm rõ những điều kiện thuận lợi của dự thảo luật để tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận đất đai công bằng, sử dụng, khai thác hiệu quả, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Phó Thủ tướng nêu một số chính sách cần lấy ý kiến cụ thể như: Phương thức tạo và phát triển quỹ đất; các hình thức tiếp cận đất (đấu thầu, đấu giá, chỉ định, tự thỏa thuận…) bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, tránh rủi ro cho doanh nghiệp.
Về vấn đề kinh tế đất đai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến phương pháp tính toán, định giá bởi nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí. Hiện nay có 5 phương pháp định giá đất đai nhưng rất khó chính xác nếu không tạo được cơ sở dữ liệu rõ ràng, thống kê đầy đủ giá trị, hoạt động kinh doanh, từ đó xây dựng bảng giá đất sát nhất với giá trị thị trường trong điều kiện bình thường, ổn định, có sự điều tiết của nhà nước và được cập nhật khi có biến động.
Bảng giá đất sẽ là căn cứ thực hiện các hoạt động thu hồi, đền bù, sử dụng đất đai công bằng, minh bạch; đồng thời, điều hòa giá trị gia tăng từ đất đai, bảo đảm công bằng giữa người dân, nhà nước, doanh nghiệp cũng như giữa các khu vực, vùng miền, địa phương, thậm chí giữa các dự án có tính chất khác nhau.
Đề cập đến các hình thức thu hồi đất đai hiện nay, Phó Thủ tướng cho biết, dự thảo luật dự kiến mở rộng thêm một số khái niệm như nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất, phát triển cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn…
Về nghịch lý "2 chính sách và 2 giá", Phó Thủ tướng nêu, nếu doanh nghiệp tự thỏa thuận, với những dự án quy mô nhỏ, giá đền bù rất cao do lợi nhuận thu về lớn. Trong khi đó, những dự án quy mô lớn do nhà nước thực hiện thu hồi có giá đền bù thấp hơn do phải đảm bảo sự công bằng, các mục tiêu, kể cả về lợi ích kinh tế, vấn đề xã hội và lâu dài. Phó Thủ tướng cho hay, trên thực tế, chưa có doanh nghiệp tự thỏa thuận được giá đền bù thu hồi đất đối với dự án quy mô lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất đai.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 8/3. |
Với tư cách là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm trước người dân, nhà nước phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai, định hướng để trong quá trình chuyển dịch, những doanh nghiệp phát triển dự án và người dân bị thu hồi đất đều có lợi. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải lượng hóa, có tiêu chí cụ thể về cơ sở hạ tầng, chỗ ở, sinh kế, an sinh xã hội, thiết chế văn hóa… để người dân tái định cư có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.
Doanh nghiệp góp ý về thu hồi, định giá đất
Góp ý tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, doanh nghiệp của ông có một dự án mà 8 năm nay vẫn ở tình trạng “xôi đỗ”, chưa thể giải phóng mặt bằng xong để làm dự án.
Theo ông Hiệp, theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp bất động sản, nếu như để doanh nghiệp tự thoả thuận trong thu hồi đất thì sẽ rất khó khăn. ‘Tất cả các doanh nghiệp bất động sản sẽ đều đầu hàng, không làm được, không thoả thuận được với người dân. Nếu như thoả thuận miếng đất dịch vụ nhỏ khoảng 3-5 người thì có thể làm được nhưng hàng trăm hàng nghìn người thì mỗi người 1 ý, nếu như tự thoả thuận thì "tiêu diệt" luôn bất động sản. mong ban soạn thảo cân nhắc điều này. Trong việc này, cơ chế đền bù nhà nước phải xây dựng thì sẽ chính xác và không thiệt thòi cho người dân”, ông Hiệp đề xuất.
Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng đề xuất tại Khoản 3 Điều 107 quy định đối với thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại thì người bị thu hồi đất được bố trí tái định cư tại chỗ. “Theo quan điểm của chúng tôi, không nên áp dụng quy định về bố trí tái định cư tại chỗ. Vì khi thu hồi, người bị thu hồi đã được bồi thường theo giá sát với giá thị trường, phù hợp với bảng giá đất. Việc bố trí tái định cư phải thực hiện ở những nơi có quỹ đất dành cho việc tái định cư, nếu không có quỹ đất tái định cư thì việc tái định tại dự án phải theo thỏa thuận của các bên, không nên quy định bắt buộc gây khó khăn cho chủ đầu tư”, ông Hiệp cho hay.
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường (tại Điều 153/khoản 2) nên được chuẩn hóa là là bình quân giản đơn của các mức giá giao dịch thực tế trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng (“giá đất giao dịch trung bình thị trường”) trong thời gian nhất định, cần nêu rõ là bao lâu, đã loại trừ các yếu tố đột biến, có thể gọi là giá đất chuẩn, giá đất tham chiếu. Nên bổ sung quy định trường hợp không có hoặc có quá ít giao dịch thực tế trước đó thì xử lý như thế nào? Theo đó, nên quy định việc thu thập các mức giá giao dịch thực tế sẽ thực hiện như thế nào, nhằm đảm bảo khả thi, nhất quán áp dụng.
Cùng với đó, theo ông Lực, bảng giá đất là bảng tập hợp giá đất chuẩn là giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường theo vùng giá trị đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.... Cần quy định Bảng giá đất sẽ được công bố định kỳ hàng năm, nhưng vào thời điểm, thời gian cụ thể.
Ông Lực cũng cho rằng, về phương pháp định giá đất, quy trình định giá đất và công bố bảng giá đất. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa nêu rõ mà đang giao Chính phủ quy định cụ thể.
“Theo tôi, nên qui định lựa chọn, giới hạn khoảng 3 phương pháp định giá đất. Đồng thời, nên cân nhắc có lộ trình áp dụng giá đất sát với giá thị trường, thí điểm ở một số địa phương lớn, rồi nhân rộng, chính thức áp dụng từ năm 2026; từng bước nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại vào xác định giá đất như phương pháp “vùng giá trị đất đai và bản đồ giá đất”, giá đất của từng thửa đất trên toàn quốc (không phân biệt vị trí địa lý, vùng miền) sẽ được cập nhật hàng ngày, theo sát thị trường, kinh nghiệm thế giới cần thời gian 5-10 năm để nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật này”, ông Lực cho hay.
Bên cạnh đó, ông Lực đề xuất thêm, để đảm bảo tính độc lập, trung thực khách quan, đảm bảo giá đất sát với giá thị trường và không chịu áp lực, chi phối từ các cơ quan quản lý cấp địa phương và các nhóm lợi ích; tổ chức tư vấn định giá đất nên là một cơ quan độc lập, khách quan, chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề, không liên quan đến Hội đồng thẩm định giá đất, UBND cấp tỉnh hay cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương, địa phương.
Tin mới cập nhật

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung hai luật về xuất, nhập cảnh

Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực

Vinachem phải tự cân đối nguồn lực để tăng thêm năng lực tài chính

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận hai dự án luật

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với Séc
Tin khác

Chủ tịch nước biểu dương các "gương mặt vàng" của Việt Nam tại SEA Games 32

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tổng Bí thư hội đàm với Chủ tịch Đảng 'Nước Nga Thống nhất', Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga

Nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương Việt Nam - Liên bang Nga

Chính phủ đưa giải pháp giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Khối lượng công việc lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng dự Phiên thảo luận 'Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng'

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị G7 mở rộng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm và làm việc tại Sơn La
Đọc nhiều

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Nỗ lực giảm địa bàn cắt điện, tiếp tục khuyến nghị tiết kiệm

Hàng loạt vi phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án TP. Điện Biên Phủ làm chủ đầu tư

Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Giá chung cư hết thời tăng nóng, người mua có nên "xuống tiền"?

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng
