Gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp "kẹt đường" vào OCOP

Gốm Chăm ở Bàu Trúc (Ninh Thuận) không chỉ là sản phẩm gốm mà còn ở giá trị lịch sử, văn hóa của nó với phát triển du lịch.

Ninh Thuận có hai làng nghề truyền thống của người Chăm là làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Các sản phẩm từ hai làng nghề này được đánh giá là có tiềm năng xây dựng sản phẩm OCOP, tuy nhiên quá trình thực hiện hồ sơ để trở thành sản phẩm OCOP trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” vẫn còn vướng ở một số tiêu chí.

Là người trực tiếp tham gia tập huấn, hướng dẫn hồ sơ để xây dựng và phát triển làng nghề gốm Bàu Trúc trở thành sản phẩm OCOP trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, ông Đàng Chí Quyết, Trưởng khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cho rằng, từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các sản phẩm gốm của làng nghề đã hướng tới thiết kế mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được đặc trưng của gốm không bàn xoay, tất cả đều làm bằng tay. Hiện các nghệ nhân tại làng nghề gốm Bàu Trúc đã nỗ lực, phấn đấu tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã mới mang tính đặc thù và đặc biệt là khâu chất lượng, để đáp ứng tiêu chí về sản phẩm đạt chuẩn chương trình OCOP.

Gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cổng trào làng Mỹ dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp


"Mong rằng qua chương trình OCOP này thì sản phẩm của làng nghề gốm Bàu Trúc sẽ đạt tiêu chuẩn chương trình OCOP và quan khách du lịch tham quan cũng như các thị trường chấp nhận sản phẩm gốm Bàu Trúc không chỉ là thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước" - ông Quyết cho biết.

Gốm Chăm ở Bàu Trúc không chỉ là sản phẩm gốm mà còn ở giá trị lịch sử, văn hóa của nó với phát triển du lịch. Tuy nhiên để cho làng nghề này phát triển bền vững thì vấn đề nguồn nguyên liệu cũng phải được tính đến. Đây đang là rào cản để cho sản phẩm gốm có mặt trong chương trình OCOP.

Cũng như gốm Bàu Trúc, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp cũng có từ lâu đời, được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhiều mẫu mã đã được thay đổi với các hình thức đa dạng, nhiều màu sắc sặc sỡ có đan xen những hoa văn độc đáo của người Chăm.

1_-_ngay_27-11.jpg
Gốm Chăm Bàu Trúc đa dạng hóa sản phẩm


Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hồ sơ phát triển làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thành sản phẩm OCOP, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là địa phương không chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là nhập khẩu hoàn toàn.

Bà Đàng Sinh Ái Chi - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận cho biết, hiện nay vẫn đang có nhiều vướng mắc về nguồn nguyên liệu như tơ, sợi để tạo ra các dòng sản phẩm phục vụ du khách.

Bà Ái Chi nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, chúng tôi mong rằng các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, để bà con của hai làng nghề nhận được hỗ trợ các chính sách ưu đãi. Qua đó tạo điều kiện cho bà con phát triển làng nghề của mình và có hướng giải pháp, cùng với địa phương để tạo nguyên liệu để phát triển sản phẩm".

Để hai làng nghề này góp mặt trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, việc hình thành nguyên liệu tại chỗ cần phải được địa phương quan tâm. Về nguyên liệu làm gốm Bàu Trúc, địa phương cần quy hoạch tách bạch vùng đất làm gốm ra khỏi đất trồng lúa. Còn về nguyên liệu phục vụ cho nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cần khôi phục lại vùng trồng cây bông.

Theo Tiến sỹ Ngô Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia TP HCM, trước đây, Ninh Thuận từng là nơi có nghề trồng bông khá nổi tiếng. Khi trồng bông không chỉ phát triển nguyên liệu cho sản phẩm dệt mà chúng ta có thể hình thành một làng du lịch tại đây.

Gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Thổ cẩm Chăm với nhiều gam màu sặc sỡ


"Dệt truyền thống của đồng bào Chăm mang yếu tố giá trị rất lớn, không chỉ sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà còn phát triển về du lịch, nông thôn mới của đồng bào Chăm Ninh Thuận" - Tiến sỹ Ngô Thị Thu Trang nêu ý kiến.

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất.

Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức đánh giá, thẩm định, chấm điểm và phân hạng 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020 của các chủ thể 7 huyện, thành phố trong tỉnh… Tại đây, 8 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao, 15 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đạt 3 sao. Tuy nhiên, trong đợt đánh giá, phân hạng lần này sản phẩm của hai làng nghề truyền thống của người Chăm chưa được chấm điểm phân hạng sao, do chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ đăng ký theo bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP.

Gốm Bàu Trúc và thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Nghệ nhân đang chế tác sản phẩm gốm


Ông Đặng Kim Cương – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá sản phẩm theo tiêu chuẩn và theo chuỗi giá trị để kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm, từ khâu trồng trọt, đến khâu sản xuất cho đến thu hoạch và cái bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm ở địa phương", ông Cương cho hay.

Hiện các sản phẩm của hai làng nghề truyền thống Chăm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà đang tiếp cận nhiều thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng sản phẩm của hai làng nghề truyền thống Chăm để tham gia vào chương trình OCOP nhằm hướng các làng nghề này phát triển những sản phẩm chất lượng cao, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu trên thị trường./.

vov.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động