Sau cơn sóng liên tục của giá vàng trong 6 tháng đầu năm 2024, có người bán ra chốt lời đến hàng trăm triệu đồng khi đã mua ở thời điểm vàng chỉ có giá khoảng 60 triệu/lượng vào nửa cuối năm 2023, thế nhưng cũng có người thua lỗ nặng vì mua vàng lúc 80 - 82 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, có thời điểm cơn sóng giá vàng chạm đỉnh kỷ lục lịch sử lên đến 92 triệu đồng/lượng, một con số chưa từng có trong lịch sử giá vàng.
Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng ghi nhận mức tăng kỷ lục lên đến 2.440 USD/ounce (cập nhật ngày 20/05/2024), vượt xa so với dự đoán của các nhà phân tích 2.400 USD/ounce. Lý giải cho những biến đổi này đến từ việc căng thẳng chính trị, vàng trở thành “đảo tránh bão” truyền thống bởi tính bảo toàn giá trị và thanh khoản tốt trong trường hợp kinh tế bất ổn, dẫn đến cầu đầu tư vàng tăng. Theo ghi nhận, tổng cầu đầu tư vàng tăng 12% so với 1.102 tấn trong quý 1 năm 2023.
Giá vàng thường biến động bởi những yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị và các yếu tố khác. Khác với các kênh đầu tư khác, vàng thường có xu hướng tăng trưởng trong những thời kỳ khó khăn và biến động phức tạp. Thậm chí, vàng được xem như là một lớp bảo vệ tài sản khỏi lạm phát, vốn nó được xem là một tài sản ổn định và có giá trị thực. Nhờ đó, tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư chốt lời bằng cách thu mua lúc giá thấp và bán ra lúc giá cao.
Với chiến lược đầu tư vàng này, nhà đầu tư có thể áp dụng đối với mọi loại vàng, từ vàng miếng đến vàng xu. Mặc khác, loại vàng này thường được sử dụng như một loại tài sản dự trữ giá trị bởi tính an toàn, ít rủi ro.
Theo chuyên gia khuyến nghị, đầu tư vàng tạo nên một sự cân bằng và đa dạng hóa trong danh mục đầu tư. Quan trọng hơn hết, nhà đầu tư phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng và rủi ro liên quan đến từng loại vàng và đưa ra quyết định chiến lược đầu tư thích hợp.