Gỡ nút thắt vốn, đất đai cho doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chi phí đầu tư ban đầu của nông nghiệp công nghệ cao thường cao hơn bình thường 2-4 lần. Giai đoạn đầu, khi chuyển sang sản xuất công nghệ cao không mang lại lợi ích kinh tế, trong khi đó, việc tiếp cận vốn, đất đai cũng đang là những vấn đề không hề dễ đối với các doanh nghiệp nông nghiệp.

Chiều ngày 17/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Vốn, đất đai... “buộc chân” doanh nghiệp

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển, ông Trần Đức Minh - Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Triso Group - chia sẻ, doanh nghiệp đã trải qua không ít khó khăn. Cụ thể, về quy hoạch đất đai, việc quy hoạch đất đai cho việc sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thời gian thuê đất sử dụng còn ngắn hạn. Trong khi vốn đầu tư lại khá lớn, tỷ lệ rủi ro trong quá trình sản xuất lại không hề nhỏ. Điều này khiến các doanh nghiệp không dám mạo hiểm. Thậm chí, kỹ thuật canh tác cũ, lạm dụng phân bón hóa học nhiều năm khiến đất bạc màu, cằn cỗi… Doanh nghiệp tiếp cận được quỹ đất mất rất nhiều thời gian và nhân công để cải tạo đất. Trong khi đó, các sản phẩm nông sản theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao tiêu thụ trên thị trường còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh kém. Nguyên nhân do nhiều loại nông sản chưa có thương hiệu, xuất khẩu dạng thô.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Giám đốc Công ty CP Nông trại hữu cơ Việt Nam - cho biết, chi phí đầu tư ban đầu của nông nghiệp công nghệ cao thường cao hơn bình thường 2-4 lần. Trong khi đó, giai đoạn đầu, khi chuyển sang sản xuất công nghệ cao không mang lại lợi ích kinh tế ngay do phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm.

3241-toan-canh-dien-dan

Còn theo ông Trần Văn Tân - Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại phong cách mới (Queen Farm) - chia sẻ, năm 2017, ông bắt tay vào làm nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng như các đơn vị đầu tư trong kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp khác, Queen Farm cũng gặp rất nhiều khó khăn như việc tiếp cận với các cơ chế chính sách của Nhà nước. Vốn cũng là một khó khăn lớn đối với công ty. Để có được vốn ban đầu để đầu tư mua lại đất nông nghiệp của người dân đã là một vấn đề nan giải, chưa kể đến vốn để đầu tư các công trình hạng mục phục vụ cho sản xuất như nhà màng, nhà lưới… Các ngân hàng còn đang có rất ít các nguồn vốn vay cho nông nghiệp, chưa kể việc tiếp cận được còn phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục mà doanh nghiệp làm nông nghiệp rất khó để đáp ứng.

Khó khăn của công ty còn nằm ở vấn đề công nghệ. Các công nghệ tiên tiến ở trên thế giới còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Dẫn đến, công ty chúng tôi phải tự liên hệ với các đối tác chuyển giao công nghệ ở nước ngoài như Nhật Bản, Bỉ, Đức… Khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất cũng "buộc chân" doanh nghiệp. Việc người dân bỏ ruộng đất đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên khi doanh nghiệp muốn tích tụ ruộng đất của người dân để xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao thì gặp phải rất nhiều vấn đề.

Là người làm nông nghiệp thực tế, tự sản xuất nguồn nguyên liệu, băn khoăn lớn nhất là tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ, bà Nguyễn Thị Bảo Hiền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hiền Lê (Hiền Lê Group) - chia sẻ, hiện tại chúng tôi không được tiếp cận ngân hàng vì đi ngân hàng nào cũng yêu cầu phải thế chấp. “Ô tô thế chấp được ngay nhưng máy cày, máy gặt đập thì không thế chấp được. Hàng tỷ đồng một cái máy nhưng về thế chấp không vay được tiền từ ngân hàng. Đó là điều bất cập. Sản xuất bền vững, đến nay, chúng tôi khẳng định chưa có lãi vẫn phải bù lỗ chạy máy móc, nguyên liệu coi như bù lỗ mỗi tháng vào lĩnh vực nông nghiệp từ 1,5 - 3 tỷ đồng. 5 năm nay tôi đã mất hàng trăm tỷ đồng vào ngành nông nghiệp nhưng tôi vẫn làm vì tự hào nông sản đứng hàng đầu”, bà Hiền nói.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ, Nhà nước cần tạo thêm cơ chế khuyến khích, ưu đãi kích cầu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường sự liên kết giữa 4 nhà nhằm tạo được cầu nối cho sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường. Đồng thời, mong muốn Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Xác nhận quyền tài sản trên đất nông nghiệp (nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu…) để doanh nghiệp có cơ sở tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.

Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao - kiến nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như đơn giản hóa thủ tục cho vay, hoàn thiện tiêu chí doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao theo hướng định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

PGS.TS. Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cần tăng cường đầu tư kinh phí cho hệ thống các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực NN&PTNT của Việt Nam đạt mức tương đương với các nước trong khu vực (0,5% GDP nông nghiệp). Hoặc có thể đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách đề xuất với Chính phủ trích 0,5% kim ngạch xuất khẩu để đầu tư lại cho khoa học công nghệ. Như vậy, với trên 40 tỷ USD xuất khẩu nông sản của các năm 2018-2020, chúng ta có khoảng 200 triệu USD đầu tư lại cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, gấp 4 lần kinh phí của Nhà nước đầu tư cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở thời gian hiện tại.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động