Gỡ “nút thắt” tăng trưởng kinh tế năm 2022

Tăng trưởng kinh tế năm 2022 được dự báo phục hồi tích cực so với 2 năm trước đó, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững trong năm nay và những năm tiếp theo.

Chia sẻ về những nút thắt trong tăng trưởng kinh tế năm 2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2021, dịch Covid-19 đã gây khó khăn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả vấn đề xã hội. Trong năm 2021, cả nước có tới 119,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, trong đó có tới gần 55 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi nền kinh tế.

Gỡ “nút thắt” tăng trưởng kinh tế năm 2022
Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn hạn chế

Giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 77,8% kế hoạch năm, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, do vậy việc giải ngân vốn đầu tư công chậm cũng cản trở đến sự phục hồi của nền kinh tế. Về kim ngạch xuất khẩu năm 2021, dù đạt được con số ấn tượng với 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020, nhưng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt gần 88,71%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và chỉ tăng 13,4% so với mức tăng 21,1% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Kinh tế phụ trợ và liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực FDI vẫn còn lỏng lẻo.

Nông nghiệp luôn được coi là “bệ đỡ” của nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn, nhưng giá vật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng cao, dịch bệnh đối với chăn nuôi lợn và gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp; nhu cầu thị trường chưa phục hồi, giá sản phẩm đầu ra của nông nghiệp và thủy sản ở mức thấp, khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Điều này sẽ khiến cho giá cả hàng hóa tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát. Do tổng cầu của nền kinh tế giảm sâu nên chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 ở mức thấp (1,84%) so với mục tiêu đề ra là khoảng 4%. Tuy vậy, áp lực lạm phát năm 2022 đối với nền kinh tế vẫn đang hiện hữu. Giá nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thế giới tăng cao, giá dầu thô còn tiếp tục tăng trong những năm tới do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung hạn chế và thị trường dầu thô trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua. Thiếu hụt đầu tư thượng nguồn trong khai thác dầu khi nhu cầu ngày một tăng là chỉ báo về giá dầu cao kéo dài trong ít nhất trong năm tới.

Trong khi đó, kinh tế nước ta lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế, nhất là khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và cả nguyên nhiên liệu trong nước.

Gỡ “nút thắt” tăng trưởng kinh tế năm 2022
Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công

Từ những phân tích trên, ông Nguyễn Chí Dũng nhận định: “Quá trình phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ gặp không ít thách thức và nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được giải quyết. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi những khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ. Tỷ lệ tín dụng so với GDP vẫn ở mức cao, vốn trung, dài hạn của nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng…”.

Nhằm gỡ nút thắt, tạo thuận lợi cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bên cạnh tiếp tục thực hiện chiến lược bao phủ vắc-xin cho toàn dân trong độ tuổi tiêm chủng, trong đó ưu tiên lực lượng lao động của khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể để hai khu vực sản xuất này sớm phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, Việt Nam cần nâng cao năng lực giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, trong đó thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn quan trọng quốc gia, dự án kết nối liên vùng. Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công để tạo sự lan tỏa đến đầu tư tư nhân và khu vực FDI. Cùng với đó, khai thác thế mạnh các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường cơ hội thu hút dòng vốn FDI có chất lượng.

Nhằm tạo động lực cho tăng trưởng trong năm 2022, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có chính sách và giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý khi phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá; thực hiện các giải pháp kết nối, đảm bảo nguồn cung lao động phù hợp cho người dân. Cùng với đó, chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động, xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các địa phương trong việc cung ứng và tuyển dụng lao động để tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động giữa các địa phương.

Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, do đó hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, ổn định sản xuất, kinh doanh là một trong những giải pháp cần được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Phú Quốc có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư công, việc tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại địa giới hành chính cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng năm 2025.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn được tham gia sâu hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp kỳ vọng

Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Để đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên thúc đẩy khoa học, công nghệ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam chuẩn bị đón

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2025 sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay ngày 11/3 giảm đến nửa triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng chiều bán ra.
USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

Đồng USD khởi đầu tuần mới với xu hướng giảm sau khi ghi nhận mức thua lỗ đáng kể vào tuần trước do thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 516 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 2,19 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

2 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 8,5% kế hoạch và tăng 21,7% so với cùng kỳ 2024.
Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit vừa có lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng này, tại hạng mục Doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội toàn cầu
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Được đánh giá là điểm đến của dòng vốn FDI, tuy nhiên FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.

'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang bị thu nhỏ lại.
Quốc hội chốt đầu tư

Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt, doanh nghiệp sẵn sàng

Việc Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt đã mở ra 'sân chơi mới' cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông Việt Nam.
‘Giải mã

‘Giải mã' sóng đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam đang rất sôi động và sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam:

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: 'Gọi' vốn vào ngành bán dẫn

Nhằm ‘gọi' vốn vào ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao, NIC phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức “Diễn đàn đầu tư Việt Nam”.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025 có điều chỉnh tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động