“Gỡ khó” cho hoạt động thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ

Mặc dù chiếm 60% bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích do người Việt đăng ký tại Việt Nam, nhiều sản phẩm từ các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp phục vụ sản xuất và cuộc sống nhưng để phát triển và thương mại hóa công nghệ vẫn còn nhiều thách thức.

Nhằm “gỡ khó” cho hoạt động thương mại các sản phẩm khoa học công nghệ, ngày 14/10 tại Hà Nội, Tọa đàm “Phát triển và thương mại hóa công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, các diễn giả đến từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Bộ Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Tọa đàm được VAST tổ chức với mong muốn tạo cơ hội cho các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, hiểu biết của mình và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình thương mại hóa công nghệ của VAST một cách hiệu quả và mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

Khó đủ đường

Thời gian quan VAST đã chuyển giao nhiều công nghệ của các nhà khoa học trong Viện cho các doanh nghiệp bên ngoài. Năm 2018, VAST đã có 74 công nghệ của 12 đơn vị trực thuộc của VAST sẵn sàng chuyển gia vào sản xuất và đời sống. Đến nay các đơn vị đã chuyển giao thành công 11 công nghệ cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất, phục vụ cuộc sống, như thực phẩm chức năng NaturenZ, Nanocurcumin, Fuicodan; lai tạo giống, sản xuất vaccine, phân bón; sơn chống cháy; xử lý rác, nước thải, chất thải y tế… Tuy nhiên, việc thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn bởi các sản phẩm mới muốn tồn tại trên thị trường phải có sự đổi mới sáng tạo, đáp ứng đủ điều kiện tài chính. Mặc dù các nhà khoa học được tài trợ nhiều về tài chính nhưng việc đưa sản phẩm ra thị trường vẫn gặp không ít rào cản" TS. Hà Phương Thư - Trưởng Phòng Vật liệu Nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu - VAST chia sẻ tại buổi tọa đàm.

“Gỡ khó” cho hoạt động thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ
PGS.TS Chu Hoàng Hà- Phó Chủ tịch VAST phát biểu tại Tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Chu Hoàng Hà- Phó Chủ tịch VAST cho hay: Trong thời đại công nghệ phát triển thì khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Để phát triển kinh tế thì phải thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đưa các sản phẩm này ra thị trường. Đảng ủy VAST đã ra Nghị quyết số 159-NQ/ĐUVHL ngày 06/7/2017 về việc đẩy mạnh công tác ứng dụng và triển khai công nghệ của VAST giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, cho đến nay công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ các sản phẩm công nghệ được thương mại hóa vẫn còn rất thấp.

“Ở các nước phát triển, các viện, trường đại học đều được đầu tư đầy đủ để nghiên cứu khoa học công nghệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang thiếu hụt các doanh nghiệp có tiềm lực về khoa học công nghệ. Số doanh nghiệp muốn đầu tư cho các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ chưa nhiều và rất ít doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và con người, cơ sở vật chất và hướng đi đúng đắn cho khoa học công nghệ và số doanh nghiệp đã có đầu tư cũng chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà khoa học ” – PGS.TS. Chu Hoàng Hà chia sẻ.

“Gỡ khó” cho các nhà khoa học và doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình tìm nhà đầu tư cho các sản phẩm công nghệ, bà Nguyễn Thị Hồng- Giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Cam Ranh cho biết- chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư không chỉ đơn thuần đầu tư vào sản phẩm mà chúng ta đang quảng bá, họ nhìn vào tiềm năng của sản phẩm công nghệ đó, hay nói chính xác là vào giá trị lâu dài cho cộng đồng xã hội mà sản phẩm đó mang lại mà con người nghiên cứu ra sản phẩm công nghệ đó đóng vai trò tiên quyết.

“Trong thời gian qua, Chương trình Phát triển công nghiệp hóa dược quốc gia do Bộ Công Thương chủ trì đã tác động tích cực đến công tác phát triển thương mại các sản phẩm công nghệ, đây là chương trình rất hữu ích với doanh nghiệp. Thông qua chương trình nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội để hợp tác với các nhà khoa học nhằm đưa các sản phẩm công nghệ ra được thị trường”, bà Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

“Gỡ khó” cho hoạt động thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ

Các diễn giả trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm

Cũng theo bà Hồng, Việt Nam thường tìm cái mới mà quên mất cái cũ, điển hình như vấn đề thực phẩm bẩn, chả cá bẩn đã có một thời gian dài truyền thông nói rất nhiều nhưng chúng ta không ai quan tâm. Điều đó đã thôi thúc tôi làm sao để cho ra những sản phẩm sạch an toàn. Tại sao các nhà khoa học Nhật Bản sẵn sàng tham gia hỗ trợ cho công tác nghiên cứu nhằm “vực dậy” các sản phẩm truyền thống của Việt Nam mà những nhà khoa học như chúng ta lại có thể bỏ quên điều này.

Thị trường khoa học công nghệ gồm cung và cầu. “Cung” là nhà nghiên cứu, tạo ra công nghệ và “cầu” chính là doanh nghiệp và người dân. Muốn thị trường khoa học công nghệ sôi động thì việc kết nối giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Còn TS. Hà Phương Thư cho rằng, muốn chiếm được niềm tin của xã hội thì cần đổi mới sáng tạo, bên cạnh đó chúng ta còn thiếu các chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu khảo nghiệm ứng dụng cũng như nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động này.

Trước thực tế nhiều nhà đầu tư chưa mặn mà với việc thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường – Doanh nghiệp và khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ - cho rằng: Việc nghiên cứu khoa học công nghệ khó bao nhiêu thì chính sách thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ ra thị trường khó bấy nhiêu. Không chỉ vậy, thủ tục giải ngân cho hoạt động thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy “nản lòng”.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học cùng doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin về sản phẩm, đồng thời, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà khoa học, có nguồn thu bền vững. Điều quan trọng nhất chính là giải quyết vướng mắc về thủ tục giải ngân.

TS. Phan Tiến Dũng – Phó Trưởng Ban Ứng dụng triển khai công nghệ, VAST – cho hay: Tư duy của nhà khoa học và doanh nghiệp khác nhau, nên rất cần có sự hợp tác, thấu hiểu, để chuyển giao công nghệ. Vấn đề vướng mắc lớn nhất trong quá trình chuyển giao nghiên cứu khoa học công nghệ, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ chính là là cơ chế tài chính và chính sách. Từ các kết quả khoa học công nghệ, việc triển khai thương mại hóa phải được các doanh nghiệp đánh giá, xem xét. Nhà nước có thể cấp tiền cho startup để giúp các nhà khoa học nghiên cứu sản phẩm đưa ra thị trường có tính sáng tạo, hiệu quả cao.

VAST là tổ chức nghiên cứu đã ngành, đa lĩnh vực với gần 4.000 nhà nghiên cứu khoa học công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng về công nghệ cao như: công nghệ nano, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ vệ tinh viễn thám…. Sau 45 năm hoạt động, Viện đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản cũng như phát triển các công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Viện còn không ngừng vận hành nhiều nhóm giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh công tác ứng dụng và triển khai công nghệ, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của các nhà khoa học về tài sản trí tuệ với nguồn kinh phí từ trong nước và quốc tế.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Tin mới nhất

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Ngày 19/4/2024, Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) tiếp tục khởi động mùa thứ 2 với những điểm mới trong thể lệ dự thi.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Tại Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện.
Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp bộ/ngành liên quan tập huấn, phổ biến kiến thức, trang bị một số kỹ năng nhận biết vật cấm gửi qua đường bưu chính.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh Bến Tre về việc chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

Ngày 15/4, CEO Apple Tim Cook đã đến Hà Nội trong chuyến thăm kéo dài dự kiến 2 ngày.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024.
Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Theo chuyên gia, chính phủ các nước phương Tây cần làm việc với các nhà sản xuất ô tô để giảm bớt những trở ngại cho ngành xe điện trong tương lai.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Trải nghiệm sự kiện lái thử đặc trưng của thương hiệu Subaru - SATD Off-Road

Trải nghiệm sự kiện lái thử đặc trưng của thương hiệu Subaru - SATD Off-Road

Ngày hội trải nghiệm và chinh phục chất Off-Road đích thực của Subaru được tổ chức tại Gamuda City, Yên Sở, Hà Nội vào thứ bảy – chủ nhật, ngày 13 - 14/4/2024.
Hơn 6.000 điện thoại Vertu 2G đời cũ sẽ ra sao khi Việt Nam sắp tắt sóng 2G?

Hơn 6.000 điện thoại Vertu 2G đời cũ sẽ ra sao khi Việt Nam sắp tắt sóng 2G?

Đại diện Vertu Việt Nam chính hãng cho biết, liên tục nhận thông tin cần hỗ trợ từ khách hàng liên quan đến việc nâng cấp lên dùng Vertu 4G.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Quý I/2024, Việt Nam nhập hơn 32.000 xe ô tô, giảm về lượng và kim ngạch

Quý I/2024, Việt Nam nhập hơn 32.000 xe ô tô, giảm về lượng và kim ngạch

Quý I/2024, cả nước nhập khẩu 32.272 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 675,38 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 27,1% về kim ngạch so cùng kỳ.
Sẽ mở rộng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Sẽ mở rộng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), nội dung về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học được thể hiện ở trong 3 chính sách.
Sôi động thị trường chăm sóc ô tô

Sôi động thị trường chăm sóc ô tô

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ô tô đã kéo theo sự “nở rộ” nhiều loại hình dịch vụ đi kèm như chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
Suzuki ra mắt mẫu xe mới tại Việt Nam hướng đến khách hàng trẻ năng động

Suzuki ra mắt mẫu xe mới tại Việt Nam hướng đến khách hàng trẻ năng động

Ngày 10/4/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, nhãn hiệu Suzuki đã giới thiệu mẫu xe Suzuki Jimny dòng xe thuần Off-road tại Việt Nam, hướng đến khách hàng trẻ năng động.
Giới thượng lưu tiết lộ lý do luôn nghĩ ngay đến Vertu khi chọn quà tặng đối tác

Giới thượng lưu tiết lộ lý do luôn nghĩ ngay đến Vertu khi chọn quà tặng đối tác

Ngoài giá trị cao cấp, xa xỉ bậc nhất đến từ thương hiệu, giới sưu tầm Vertu còn bất ngờ chia sẻ ý nghĩa đặc biệt khiến họ luôn lựa chọn Vertu làm quà tặng.
Đột phá lớn trong sản xuất điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ

Đột phá lớn trong sản xuất điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ

Space Solar - một công ty khởi nghiệp của Anh đặt mục tiêu lắp đặt nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên trên không gian ở thập kỷ tới.
Giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G

Giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G

Hỗ trợ nhà mạng để giải bài toán đầu tư hiệu quả cho mạng 5G là vấn đề đang được quan tâm bởi đầu tư cho 5G có chi phí không hề nhỏ.
Phát hiện hơn 1,6 triệu người sở hữu từ 4-9 SIM di động

Phát hiện hơn 1,6 triệu người sở hữu từ 4-9 SIM di động

Theo Cục Viễn thông, hiện có khoảng 1,62 triệu giấy tờ tương ứng khoảng 7,89 triệu SIM thuộc tập thuê bao 1 giấy tờ đang đăng ký từ 4-9 SIM/giấy tờ.
Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về các sự cố tấn công mạng vào các doanh nghiệp lớn?

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về các sự cố tấn công mạng vào các doanh nghiệp lớn?

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian qua xảy ra nhiều chiến dịch tấn công mạng, tấn công mã độc vào Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp lớn.
Công bố kết quả các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Công bố kết quả các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Sau khi các doanh nghiệp trúng đấu giá nộp tiền trúng đấu giá theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép sử dụng băng tần theo quy định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động