Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong thời kỳ 2021-2030

Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), với 460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 92,18%).

Theo Nghị quyết được thông qua, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, làm cơ sở cho quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất; bảo đảm tính liên vùng, liên tỉnh, kết nối giao thông, hành lang kinh tế ven biển, trọng điểm và quốc tế; gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn; giữa yêu cầu công nghiệp hóa với nhu cầu đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng địa phương.

Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa trong thời kỳ 2021-2030
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025)

Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng cho không gian phát triển, khai hoang, lấn biển.

Mục tiêu đặt ra là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.

Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đáng quan tâm, về việc bố trí định hướng không gian sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, Nghị quyết nêu rõ, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn nhằm bảo đảm về an ninh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt. Bảo đảm phát huy các lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, các cửa khẩu, văn hóa dân tộc đặc sắc, đa dạng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông hướng tâm về Thủ đô Hà Nội, gắn kết với các hành lang kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế vùng biên, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu;

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại.

Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng. Phát triển vùng lúa chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở khu vực phía Nam của vùng.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, sinh thái mang tầm quốc tế. Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Bắc - Nam và các trục hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với các cảng biển nước sâu, cảng biển chuyên dụng và dịch vụ cảng biển...

Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tập trung rà soát, củng cố, bảo vệ rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống đô thị của vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng...

Vùng Đông Nam Bộ: Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thúc đẩy phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng biển container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành...

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản; phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp đối với 03 sản phẩm chủ lực của vùng về thủy sản, trái cây và lúa gạo...

Một trong các giải pháp quan trọng được nêu trong Nghị quyết là sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội…

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng

Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là 'hai cộng hai lớn hơn bốn'

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ