Gieo mầm xanh – Ươm sự sống
Môi trường Thứ bảy, 04/06/2022 - 11:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
“Gieo mầm xanh – Ươm sự sống” là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và chào mừng Ngày Môi trường Thế giới (5/6/2022).
![]() |
Hoạt động trồng rừng “Gieo mầm xanh – Ươm sự sống” |
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia – cho biết: Hoạt động trồng rừng lần này cùng Nestlé đã đóng góp 1.000 cây gỗ lớn về Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Tất cả cây trồng đợt này là những loại cây sẽ cho gỗ quý bản địa và cây làm thức ăn cho động vật hoang dã như Huỷnh, Liêu Chiêu, Ươi, Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Cẩm lai, Dâu da, Bằng lăng, Muồng hoa đào.
Hoạt động cũng góp phần tái tạo, phục hồi và tái sinh rừng và hệ sinh thái, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các cây được trồng sẽ liên tục được Gaia và Nestlé theo dõi, giám sát và chăm sóc trong nhiều năm để đảm bảo được phát triển tốt.
Theo ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam: Biến đối khí hậu là một vấn đề toàn cầu và để giải quyết đòi hỏi sự kết hợp tổng thể các nhóm giải pháp mang tính toàn cầu. Thông qua hoạt động trồng rừng, công ty mong muốn góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan tâm đến chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường ngay từ trong đội ngũ các nhân viên của mình.
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu. Tháng 12/2021, tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ.
Từ cuối năm 2019, Tập đoàn Nestlé đã xây dựng lộ trình cắt giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính theo từng giai đoạn, tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 trong toàn bộ hoạt động và chuỗi cung ứng. Tháng 9/2021, Nestlé công bố kế hoạch đầu tư thúc đẩy nền nông nghiệp tái sinh với trọng tâm là bảo tồn và phục hồi đất cùng hệ sinh thái của đất, như một giải pháp thiết thực cho phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Vụ đổ trộm đất đá thải mỏ: Chính quyền Đông Triều buộc doanh nghiệp phải khắc phục

Hà Nội dự kiến dành gần 53.318 tỷ đồng cho các dự án chống ngập và xử lý nước thải

Formosa Hà Tĩnh được đề nghị dừng cơ chế giám sát liên tục

Cơn bão số 1 cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km, Bắc Bộ cảnh báo mưa lớn

Bão số 1 có sức gió giật lên tới cấp 12
Tin cùng chuyên mục

Nam Định nhân rộng mô hình thu gom rác thải trên sông

Vật liệu nhãn dán đầu tiên trên thế giới được chứng nhận giúp giảm ô nhiễm nhựa đại dương

Tỉnh Quảng Ninh: Tìm cách tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải

Tạo vòng đời mới cho rác thải nhựa

Mua sắm công xanh: Thiếu hành lang pháp lý

Tin tức mới nhất về cơn bão số 1 có tên quốc tế là CHABA

“Tổ quốc bên bờ sóng” 2022: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Thời tiết ngày 29/6: Vùng núi Bắc Bộ cảnh báo mưa giông, sạt lở

Cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng Đại dương xanh”

Hai khách sạn đầu tiên tại Việt Nam ra mắt chương trình tái chế nhựa PlasticShreds

Thời tiết ngày 28/6: Bắc Bộ nắng nóng đỉnh điểm, vùng áp thấp sắp vào Biển Đông

Manulife Việt Nam cùng khách hàng trồng rừng vì tương lai bền vững

Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: Chưa có phương án khả thi

Xử lý rác thải sinh hoạt tại Hà Nội: Ưu tiên cho công nghệ và hạ tầng

Ra mắt trung tâm kết nối, đổi mới sáng tạo, giảm thiểu rác thải nhựa

Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường: Thay đổi từ nhận thức đến hành động

Hơn 3.600 học sinh trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Vui vẽ tranh, góp rừng xanh”

Phát triển kinh tế xanh và vai trò của báo chí

Hà Nội ngập trong rác thải: Chuyên gia "hiến kế" để dân bớt khổ, chính quyền bớt đau đầu
