Thứ ba 06/05/2025 20:09

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ không còn cấp huyện

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo sẽ tiến hành tinh gọn bộ máy, dừng tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện.

Chiều 21/3, tại Hội nghị sinh hoạt giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam diễn ra tại văn phòng Ban thường trực Hội đồng Trị sự phía Nam - thiền viện Quảng Đức (TP. Hồ Chí Minh), thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - thông báo về việc tinh gọn bộ máy của Giáo hội.

Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xây dựng mô hình Giáo hội địa phương hai cấp, chỉ còn cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở, không còn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện cũng sẽ dừng tổ chức.

Việc tinh gọn bộ máy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm đồng hành cùng dân tộc, nâng cao hiệu quả và hiệu năng, hướng đến phục vụ tốt nhất cho tăng ni và phật tử. "Trước mắt, Giáo hội sẽ tiếp thu tất cả ý kiến và xây dựng lộ trình thực hiện đề án tinh gọn phù hợp và hiệu quả nhất", thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - thông tin về việc tinh gọn bộ máy. Ảnh: Giác Ngộ Online

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho biết thêm, việc tinh gọn bộ máy tổ chức Nhà nước được tiến hành theo Nghị quyết số 18-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Lộ trình dự kiến đến 30/6/2025 cơ bản các quận huyện, xã được sáp nhập, đến ngày 30/8/2025 các đơn vị được sáp nhập đi vào hoạt động, không còn đơn vị hành chính cấp huyện.

Trên tinh thần Nghị quyết Đại nghị của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Nghị quyết Kỳ 4, Khóa IX Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã nêu về vấn đề tinh gọn. Do đó, sau Hội nghị sinh hoạt Giáo hội các tỉnh thành phía Nam và phía Bắc, Giáo hội sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Dự kiến, Hội đồng Trị sự sẽ có văn bản hướng dẫn chính thức vào cuối tháng 3/2025, theo tinh thần tinh gọn, mô hình 2 cấp sẽ hướng đến tăng hiệu quả và nâng cao vai trò của hành chính Giáo hội.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nhấn mạnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hưởng ứng việc tinh gọn theo chủ trương của Nhà nước, sẽ không còn Giáo hội cấp huyện. Thay vào đó, sẽ có đại diện theo phường, xã để dễ quản lý.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của 9 tổ chức Giáo hội, tổ chức hội, các hệ phái Phật giáo trong cả nước. Với tư cách pháp lý và pháp nhân đầy đủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đại diện cho tăng ni, tín đồ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, đồng thời là thành viên của các tổ chức Phật giáo quốc tế.

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7 năm 2023, hệ thống tổ chức Giáo hội gồm bốn cấp là Trung ương (Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); cấp tỉnh, thành (Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự); cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; cấp cơ sở (Ban Quản trị cơ sở tự viện).

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân