Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Phát triển bền vững 26/02/2023 18:12 Theo dõi Congthuong.vn trên
Điểm sáng phong trào phụ nữ giảm nghèo bền vững ở vùng cao huyện Bắc Hà Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững |
Trong chương trình giảm nghèo và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, một trong những điểm rất mới là là dự án số 4 về phát triển giáo dục nghề và việc làm bền vững.
Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, giai đoạn từ 2010 - 2020 đã có gần 20% người thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề và có việc làm. Trong đó có trên 10% tổng số hộ nghèo khi được đào tạo nghề có việc làm, có thu nhập ổn định và giảm nghèo một cách bền vững.
Theo các chuyên gia, điều này cho thấy đối với người nghèo, nếu chúng ta có chính sách tốt, hỗ trợ họ từ tư vấn hướng nghiệp, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm sẽ góp phần vào việc giảm nghèo bền vững.
Nhiều báo cáo nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, giáo dục nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình, ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo của người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chỉ dưới 1%; trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo của chủ hộ chưa học xong tiểu học lên đến 26,6%.
Nét mới trong việc triển khai giáo dục nghề nghiệp cho các hộ nghèo là trước đây, việc đào tạo với đối tượng nghèo ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chủ yếu chỉ hướng đến đào tạo kỹ năng cơ bản, tức là đào tạo trình độ sơ cấp hay đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Chương trình lần này đã khác, ngoài thiết kế những hỗ trợ cho đối tượng lao động đó thì phải hỗ trợ đào tạo trình độ cao. Người lao động được đào tạo trung cấp, cao đẳng để họ có được kỹ năng cao, có năng suất, việc làm tốt hơn.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Người nghèo thường ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn, họ khó tiếp cận hơn, từ khu vực địa lý, kinh tế - xã hội. Do vậy, về mặt tổng thể chung sẽ không khác nhau nhưng về mặt chính sách, nó thể hiện sự ưu việt của chính sách, của Nhà nước. Đó là hỗ trợ có mục tiêu đến các đối tượng trọng tâm.
Theo đó, trọng tâm là người nghèo, người mới thoát nghèo, người ở vùng nghèo, người có thu nhập thấp. Ở vùng đồng bằng và đô thị, người dân thường có điều kiện hơn. Nhưng ở vùng nghèo, đối tượng nghèo, điều kiện tiếp cận giáo dục khó hơn, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho họ, tạo cú hích, tạo động lực cho vùng nghèo phát triển.
Được biết trong dự án số 4 nêu trên có 2 tiểu dự án: một là tiểu dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp ở vùng nghèo, vùng khó khăn dự kiến đầu tư rất lớn, khoảng 15.300 tỷ đồng; hai là hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Luật số 69/2020/QH14 của Quốc hội cũng dự kiến có khoảng 570 tỷ đồng.
Điểm mới lần này là đầu tư nguồn ngân sách của Nhà nước có trọng điểm và có đối tượng đích rất rõ rệt và tạo ra động lực phát triển cho các địa phương, bản thân người lao động và người nghèo.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Sản xuất thép, nhựa và xi măng: Tiềm năng lớn để giảm phát thải cacbon

Liên minh tái chế bao bì cam kết thu gom, tái chế 13.000 tấn bao bì trong năm 2023

Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030
Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Ngành dệt may: Xanh hóa chuỗi sản xuất

Xử lý chất thải trong ngành xi măng: Thiếu cơ chế khuyến khích

AEON Việt Nam góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói

Pepperl+Fuchs khánh thành nhà máy sản xuất phát triển bền vững tại Việt Nam

Tái sử dụng phế liệu trong chế biến gỗ: Giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé

Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 1 tỷ m³ vật liệu san lấp

Việt Nam cần hàng trăm tỷ USD để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050

Phát triển thương mại và đầu tư “xanh” để ứng phó với biến đổi khí hậu

Còn tồn tại nhiều tàu đánh bắt thủy sản vi phạm chống khai thác IUU

Tín hiệu tích cực từ nỗ lực phát triển bền vững của GREENFEED Việt Nam

Việt Nam cần nỗ lực để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Đồng Nai tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Frasers Property Việt Nam được SBTi công nhận các mục tiêu giảm phát thải nhà kính

Con đường đến Net Zezo của Việt Nam: Đầy chông gai và thách thức
