Thứ ba 05/11/2024 14:20

Giao dịch M&A tại Việt Nam đạt 49 tỷ USD trong một thập niên

Trong 10 năm qua, thị trường mua bán- sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã tạo ra giao dịch khoảng 4.350 thương vụ, với doanh số đạt gần 49 tỷ USD, thị trường này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới cùng với sự khởi sắc đi lên của nền kinh tế trong nước.

Thông tin được TS.Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, trong Hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa & giải quyết tranh chấp”, diễn ra sáng 20/12 tại TP. Hồ Chí Minh.

TS.Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu

Hội thảo do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức. Với mong muốn đưa tới cộng đồng doanh nghiệp (DN) thông tin hữu ích về một số rủi ro pháp lý và các bài học kinh nghiệm thực tiễn về các tranh chấp phát sinh từ giao dịch M&A. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp, VIAC và KCAB tổ chức các sự kiện phục vụ cộng đồng DN tại Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư tiềm năng sẽ có hoạt động kinh doanh M&A tại Việt Nam.

Hơn 200 đại biểu đến từ khối DN có hoạt động M&A, DN cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới giao dịch M&A, các công ty, văn phòng luật sư… và đại diện đến từ các hiệp hội DN tham dự hội thảo.

TS.Trần Du Lịch cho biết, thị trường M&A Việt Nam đã trải qua một thập niên tương đối sôi động với nhiều cơ hội mới, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực. Riêng các hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam đã tạo khoảng 4.350 vụ với doanh số đạt gần 49 tỷ USD.

Giao dịch M&A dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, sự phát triển của thị trường, các rủi ro trong những thương vụ cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý, nguyên nhân chính dẫn đến đổ bể thương vụ hoặc thậm chí xẩy ra những vụ tranh chấp kiện tụng ồn ào và tốn kém.

Hội thảo giao dịch M&A thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, luật sư và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trọng tài Việt Nam và quốc tế tham dự

“Khi thị trường M&A đi vào ổn định, quy mô tương đối sẽ đặt ra vấn đề lớn hơn đó là rủi ro pháp lý và phòng ngừa rủi ro. Chính vì nhận định như vậy nên thông qua hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra những cơ hội cho các DN tham gia vào thị trường M&A. Ngoài ra VIAC sẽ đóng vai trò tư vấn hỗ trợ DN M&A trong trao đổi và tiếp cận thông tin hữu ích từ các chuyên gia nghiên cứu về nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa & giải quyết tranh chấp để từ đó thị trường M&A Việt Nam phát triển rủi ro ít” - TS.Trần Du Lịch nhất mạnh.

Tại hội thảo, các diễn giả là luật sư, chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực trọng tài như: ông Phạm Duy Nghĩa (Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, Trọng tài viên VIAC), ông Đặng Xuân Hợp, ông Ho Won Lee (Chủ tịch KCAB)… đã chia sẻ, phân tích và cập nhật một số xu hướng mới về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế; Giao dịch M&A tại Việt Nam - Nhận diện rủi ro pháp lý thường gặp; Trọng tài quốc tế – Công cụ giải quyết tranh chấp M&A hiệu quả và phù hợp nhất.

Diễn giả ông Kwon Hee-wan (Giám đốc KCAB International thuộc KCAB) và ông Đặng Xuân Hợp - Trọng tài viên VIAC chia sẻ, cập nhật Giao dịch M&A tại Việt Nam - Nhận diện rủi ro pháp lý thường gặp tại hội thảo

Từ góc độ nghiên cứu, hai diễn giả là luật sư Đặng Xuân Hợp và ông Kwon Heeh-wan Giám đốc KCAB Internatinal đã cập nhật những xu hướng mới trong hoạt động trọng tài và hòa giải Việt Nam – Hàn Quốc.

Theo ông Hợp, trọng tài thương mại và các phương thức ADR khác luôn là lựa chọn số một của các DN khi có phát sinh tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong đó có hoạt động M&A

Các diễn giả trao đổi kinh nghiệm từ những thương vụ đã phát sinh tranh chấp - trong đó có cả những tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC và KCAB, nhằm giúp DN có thêm nhiều thông tin thực tiễn hữu ích để hiểu đúng, nhận diện được các rủi ro pháp lý thường gặp để phòng ngừa và quản lý tốt các tranh chấp pháp lý nếu có trên thị trường M&A sôi động hiện nay tại Việt Nam.

Bên cạch đó, các luật sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực M&A và trọng tài quốc tế tại Việt Nam chia sẻ các hiểu biết của mình với DN, giúp DN hiểu rõ hơn đặc tính của tranh chấp M&A và đưa ra các khuyến nghị để DN lựa chọn và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: M&A

Tin cùng chuyên mục

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh