Gian truân thuyền trưởng dầu khí

Những con tàu dầu khí ngày ngày rẽ sóng đại dương khảo sát địa chấn tìm nguồn dầu, vận chuyển hàng hóa phục vụ công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Cùng với đó là đội ngũ thuyền viên, thuyền trưởng luôn phải đối mặt với sóng gió và hiểm nguy trên biển, đóng góp lớn vào việc mang dòng dầu về cho đất nước...
Gian truân thuyền trưởng dầu khí
Thuyền trưởng Nguyễn Thuấn (thứ sáu từ phải sang) và đoàn báo chí chụp ảnh lưu niệm cùng tàu Bình Minh 02

Đối mặt với hiểm nguy

Có trực tiếp ra biển mới thấm thía sự vất vả, cực nhọc của những người đi biển ngành dầu khí. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Công ty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine - Tập đoàn dầu khí Việt Nam), người có kinh nghiệm 15 năm đi biển - cho biết, với đặc thù của tàu dịch vụ vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, chỉ riêng việc tiếp cận giàn khoan để cần cẩu trên giàn đưa hàng lên cũng hết sức khó khăn, nhất là những khi biển động, sóng to gió lớn.

Chúng tôi đã chứng kiến tình huống tàu dịch vụ đưa hàng lên giàn khoan. Hôm đó biển động, những con sóng trườn cao đánh vào boong tàu. Để đưa hàng lên giàn khoan, tàu dịch vụ phải sử dụng hệ thống cần cẩu và lồng sắt trên boong. Các thủy thủ phải dùng móc sắt, kéo từng thùng hàng thực phẩm, thiết bị đã được bọc ni - lông kín để tránh ngấm nước, từ hầm tàu ra boong, xếp vào lồng sắt, rồi dùng cần cẩu kéo lên giàn khoan. Xếp hàng gần xong, chưa kịp kéo lên giàn khoan thì sóng đã ập vào khiến con tàu chao đảo, làm hàng tuột ra khỏi lồng sắt, thủy thủ bị ngã trên boong. Sau đó phải đợi khi sóng lặng, thủy thủ xếp hàng lại từ đầu. “Gian truân là thế, nhưng các tàu dịch vụ luôn bảo đảm cung ứng kịp thời thực phẩm, thiết bị lên giàn khoan” - thuyền trưởng Thân Mạnh Hà chia sẻ.

Công việc vất vả là vậy, những người thuyền trưởng còn thường xuyên đối mặt với nhiều hiểm nguy khác như bão tố, đá ngầm, thậm chí là cướp biển… Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến (Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí - PV Trans) đã hơn 30 năm đi biển cho hay, đi biển, nhất là đi qua vùng Trung Đông, thời tiết rất khắc nghiệt, ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 40oC, đến uống nước vào người cũng bị nóng, nhưng ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các thuyền viên.

Nói về việc ứng phó với nguy cơ cướp biển, thuyền trưởng Hồ Minh Chiến chia sẻ, điều đầu tiên là phải bí mật về hành trình và hàng hóa chở trên tàu. Trước khi rời cảng, phải kiểm tra cẩn thận từng ngõ ngách trên tàu để bảo đảm không có người lạ trốn trên tàu. Đặc biệt, khi chạy qua những vùng biển được cảnh báo có nguy cơ cướp biển, tàu duy trì chế độ trực ca liên tục, cứ cách 3 giờ, thuyền trưởng lại gửi email báo cáo về Trung tâm Cứu hộ quốc tế trên biển, bởi khi đã đăng ký với Trung tâm cứu hộ quốc tế, nếu quá 3 giờ không nhận được email thì Trung tâm sẽ chủ động liên lạc với tàu. Ban đêm phải bật hệ thống đèn pha cao áp chiếu sáng xung quanh tàu. Bên cạnh việc tăng cường cảnh giới, trên tàu luôn phải có ít nhất 3 vòi rồng xịt nước cao áp, khi thấy tàu của cướp biển tiến gần sẽ sử dụng các vòi rồng phun nước để ngăn chặn.

Cùng với đó, các thuyền viên sẽ chăng 3 lớp rào dây thép gai bao quanh tàu. Lối cầu thang phía ngoài ca - bin thông lên buồng lái cũng được buộc dây thép chặn lại. Khi phát hiện tình huống nghi cướp biển, các thủy thủ rút vào trong tàu, đóng kín các khoang và phát tín hiệu cấp cứu. Trung tâm Cứu hộ quốc tế ở khu vực khi được tin có tàu nào bị cướp, sẽ thông báo khẩn cấp cho lực lượng hải quân các nước trong vùng yêu cầu cứu viện và đề nghị các tàu hoạt động gần khu vực có cướp biển tìm biện pháp hỗ trợ.

Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến kể, năm 2010, tàu do anh chỉ huy bị cướp biển áp sát. Anh đã cho tàu tăng tốc, chạy theo hình chữ chi để cướp biển khó cập mạn. May mắn là tàu đã nhanh chóng thoát khỏi vùng biển nguy hiểm.

Sát cánh cùng ngư dân bảo vệ lãnh hải

Làm công tác vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, các tàu dịch vụ còn làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn cho giàn khoan. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà cho biết, tàu dịch vụ luôn phải cảnh giác, quan sát để cảnh báo cho các tàu cá, tàu chở hàng từ xa, tránh đi sát vị trí giàn khoan để bảo đảm an toàn. Làm nhiệm vụ trên biển, các tàu dầu khí cũng thường xuyên gặp các trường hợp tàu cá của ngư dân bị hỏng máy, hết nước ngọt, thực phẩm, ngư dân bị bệnh, tai nạn... Những lúc ấy, không quản ngại hiểm nguy, các anh luôn sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ trên tàu điều trị. Bệnh nặng, các anh đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu.

Gian truân thuyền trưởng dầu khí
Tàu dịch vụ đang tiếp cận giàn khoan để đưa thực phẩm, dụng cụ, máy móc thiết bị lên giàn

Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn đến Vũng Tàu đúng dịp tàu Bình Minh 02 cập cảng- con tàu huyền thoại, biểu tượng về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. May mắn hơn, chúng tôi được gặp cựu thuyền trưởng Trần Anh Vũ, người trực tiếp chỉ huy tàu Bình Minh 02 thời điểm Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc chống phá, cắt cáp tại vùng lãnh hải Việt Nam hồi giữa năm 2011. Được nghe anh kể lại những phút giây sinh tử đối mặt với tàu Trung Quốc cắt cáp, chúng tôi không khỏi tự hào về những thuyền viên, thuyền trưởng dầu khí dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.

Chúng tôi cũng được thuyền trưởng Nguyễn Thuấn, hiện đang chỉ huy tàu Bình Minh 02 hướng dẫn tham quan tàu. Chỉ cho chúng tôi xem hệ thống dây cáp ở phía đuôi tàu, thuyền trưởng Nguyễn Thuấn cho biết, Bình Minh 02 là tàu duy nhất làm dịch vụ khảo sát, thu nổ địa chấn. Kéo theo dây cáp dài gần 10km phía sau, tàu tạo nguồn nổ, thu sóng siêu âm dưới đáy biển thông qua hệ thống dây cáp. Kết quả sóng siêu âm dưới đáy biển sẽ chuyển cho nhà địa chất phân tích, xác định khu vực chứa dầu, trữ lượng để tiến hành khoan thăm dò tìm dầu. “Tàu Bình Minh 02 không chỉ thực hiện những chuyến khảo sát trên thềm lục địa tổ quốc mà còn tham gia nhiều dự án khảo sát địa chấn, tìm nguồn dầu ở các khu vực trên thế giới” - thuyền trưởng Nguyễn Thuấn tự hào cho biết.

Đứng trên boong, chỗ cao nhất của tàu Bình Minh 02, nhìn ra biển, những con tàu dầu khí đang làm nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm, hàng hóa, máy móc ra giàn khoan. Những con tàu và những người thuyền trưởng lại tiếp tục hành trình, góp phần mang nguồn “vàng từ đáy biển” về cho Tổ quốc.

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gần 40 mũi khoan xuyên núi để gia cố hầm đường sắt Bãi Gió

Gần 40 mũi khoan xuyên núi để gia cố hầm đường sắt Bãi Gió

Tổng cộng 39 mũi khoan xuyên núi, 2 từ trên đỉnh núi, 37 từ bên trong hầm được ngành chức năng thực hiện để phun bê tông, gia cố hầm đường sắt Bãi Gió.
Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Trong bối cảnh thị trường vàng được bổ sung nguồn cung, giá vàng được dự báo sẽ giảm, các chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư nên thận trọng khi mua vàng đầu tư.
Venezuela coi Việt Nam là hình mẫu phát triển, cam kết tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư Việt Nam

Venezuela coi Việt Nam là hình mẫu phát triển, cam kết tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham gia hội đàm với lãnh đạo Chính phủ Venezuela do Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro Moros chủ trì.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động