Gian lận trong thương mại điện tử với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi

Hiện nay, các hình thức gian lận trong thương mại truyền thống đã diễn ra trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi.
Xuất hiện nhiều thủ đoạn gian lận mới

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam có tốc độ phát triển, tăng trưởng nhanh khoảng 30-35%. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nghi là hàng giả bán qua livestream tại Thanh Hoá
Lực lượng QLTT thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nghi là hàng giả bán qua livestream tại Thanh Hoá

Lợi dụng sự phát triển nhanh của TMĐT và phương thức mua bán không tiếp xúc, thanh toán qua internet dễ dàng, nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi cách để trục lợi. Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - thừa nhận, tình trạng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng QLTT thu giữ hàng nghìn sản phẩm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc bán trên mạng xã hội. Điển hình, ngày 6/5, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã bất ngờ kiểm tra địa điểm kinh doanh do ông Mai Quyết Thắng làm chủ, phát hiện và thu giữ 2.000 bộ quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đáng lưu ý, địa điểm này thường xuyên đóng cửa để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Theo tìm hiểu, cơ sở này chủ yếu kinh doanh trên nền tảng TMĐT đặc biệt là shoppee. Tại cơ sở có 4 nhân viên thực hiện việc chốt đơn và đóng gói hàng hóa gửi cho khách hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Trung bình mỗi sản phẩm có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 4, lực lượng QLTT đã phát hiện một điểm kinh doanh trên nền tảng facebook tại thị xã Sầm Sơn, Thanh hóa, sơ bộ đã tạm giữ gần 13.000 sản phẩm gồm nhiều chủng loại từ giày dép, quần áo, chăn ga gối đệm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Được biết, có những ngày cơ sở chốt hàng nghìn đơn hàng với nhiều giá trị khác nhau. Từ vài chục nghìn đến hàng triệu đồng/ đơn. Doanh số hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Cơ sở kinh doanh online hàng nghìn bộ quần áo trẻ em không rõ xuất xứ tại Thái Nguyên bị kiểm tra, xử lý
Lực lượng QLTT Thái Nguyên vừa thu giữ hàng nghìn bộ quần áo trẻ em không rõ xuất xứ tại cơ sở kinh doanh online ở Thái Nguyên vào ngày 6/5

Ông Nguyễn Đức Lê cho biết, thời gian gần đây, các đối tượng có nhiều thủ đoạn mới để đối phó với cơ quan chức năng, khiến việc phát hiện các vi phạm gặp không ít khó khăn. Nếu như trước đây thương mại điện tử chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp, thì hiện nay có thể bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok…

Đây mới chỉ là bước đầu của nền kinh tế số, bởi hiện không chỉ có các nền tảng bán hàng trực tuyến mà còn các nền tảng trung gian trực tuyến, tức đơn vị cung cấp dịch vụ đằng sau”- ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.

Ngoài ra, một số đối tượng thường sử dụng nơi bán hàng, nơi quảng cáo, chốt đơn và kho hàng ở các khu vực khác nhau, gây khó khăn trong việc theo dõi, bởi muốn phá các vụ việc vi phạm pháp luật này phải tìm được hàng hóa, do vậy những thủ đoạn trên khiến việc “lật tẩy” mất rất nhiều thời gian. Thậm chí, các đối tượng thường sử dụng nhà riêng là nơi tập kết hàng, muốn khám nhà ở là nơi cất giấu theo luật phải có quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận huyện, nhưng để giải thích được cho ra một quyết định này mất nhiều thời gian, lúc đó hàng hóa có thể đã bị tẩu tán mất.

Một thủ đoạn nữa là các đối tượng sử dụng nhiều hội nhóm trên mạng xã hội để mua các lượng theo dõi hoặc tâng bốc lẫn nhau bằng các comment, thậm chí chốt đơn để đánh lừa người tiêu dùng.

Các sàn phải chịu trách nhiệm nhất định trước tình trạng hàng giả hàng nhái

Trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi trên, ông Nguyễn Đức Lê cho rằng, để công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu trên các nền tảng TMĐT đạt được hiệu quả cao cần rất nhiều yếu tố. Với riêng lực lượng QLTT, cần được đào tạo thêm để có thể phát hiện, nhận diện được ngay các sản phẩm vi phạm trên nền tảng TMĐT. Bên cạnh đó, vai trò của các chủ sàn TMĐT, nhà cung cấp nền tảng kinh doanh cần được thể hiện rõ hơn, còn hiện nay chủ yếu mới chỉ là theo dõi đơn hàng.

Ông Vũ Anh - Giám đốc chiến lược sàn TMĐT Vỏ Sò - cũng thừa nhận, thực tế các sàn TMĐT cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó. Chính vì thế nên các sàn TMĐT làm chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng trong số các hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái. Thêm vào đó là, có tình trạng mặc dù không phải là hàng giả hàng nhái nhưng tiêu chuẩn chất lượng một số mặt hàng không đảm bảo, gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng.

Để kiểm soát hàng giả hàng nhái trên TMĐT, theo ông Vũ Anh, khi các đối tác đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn bán, điều đầu tiên phải làm là mã số thuế, các thông tin của doanh nghiệp bán hàng phải đầy đủ. Trước thông tin hàng giả, hàng nhái tràn lan, chúng tôi có các công cụ như eKYC, có chứng minh thư nhưng vẫn phải chụp ảnh… xác minh thông tin từ người bán.

"Đối với vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa, các sàn cũng nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc, hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng… để xác minh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa"- ông Vũ Anh khuyến nghị.

Theo Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch 888), Tổng cục QLTT đặt mục tiêu cụ thể hàng năm để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không những ở thương mại truyền thống mà cả không gian thương mại điện tử.

"Chúng tôi đặt ra mục tiêu như phải ký cam kết với các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki… để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tổ chức cá nhân có hành vi đưa lên sàn để bán các sản phẩm nhập lậu, hàng giả…. Đối với thương mại truyền thống, chúng tôi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo địa bàn, dù có bán phương thức nào vẫn phải có hàng hóa, tập kết ở đâu lực lượng quản lý thị trường ở địa bàn đó phải có trách nhiệm theo dõi kịp thời"- ông Nguyễn Đức Lê cho biết.

Ngoài ra, Tổng cục QLTT cũng kết hợp với các cơ quan chức năng khác như hải quan, biên phòng để trao đổi thường xuyên hơn thông tin về hàng giả hàng nhái. Cùng với đó, kết hợp các hiệp hội, cơ quan báo chí để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong việc báo cáo các trường hợp vi phạm để cơ quan chức năng kịp thời xử lý và ngăn chặn.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Nóng: Chuyển vụ Mailystyle sang công an để điều tra

Vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle là điển hình trong lĩnh vực thương mại điện tử, tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Số hàng hóa vi phạm được tiêu hủy gồm 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, Hero và Scott.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã phát hiện và xử lý gần 190 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

Sở Công Thương TP. Cần Thơ và Cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với 3 doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Trong hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn hàng hóa và niêm yết giá không rõ ràng.
Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vừa bị Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt về hành vi bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 232 vụ, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Ngày 26/3, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt, tịch thu 01 máy phát điện nhập lậu của Công ty Ngân Hà.
Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch kiểm tra 42 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 70 triệu đồng đối một công ty kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Số hàng hoá mà Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gồm gần 42.000 sản phẩm, trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng thuộc 30 quyết định xử phạt hành chính.
Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa quyết định tịch thu 1.700 sản phẩm được sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ
Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Ngày 22/3, Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm nhãn hàng hóa, đăng ký sản xuất là Công ty CP phân bón Quốc tế Âu Việt
Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật đối với 37 tổ chức kinh doanh mua bán xăng dầu.
Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Ngày 21/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Hội đồng tiêu hủy tỉnh Bình Định tổ chức tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá điếu vi phạm, nhập lậu.
Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đang tạm giữ 104 bao đường cát (5,2 tấn) không có hoá đơn, chứng từ, nghi nhập lậu.
Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng Ban chỉ đạo 389 nhận xét, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình đã tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang tổ chức tiêu hủy 1.385kg mỡ lợn, lô hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 800 hộp mỹ phẩm, nước hoa nghi giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và thu giữ gần 800 sản phẩm là mỹ phẩm, nước hoa không có hoá đơn chứng từ, nghi giả mạo.
Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Ngày 20/3, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên hợp kiểm tra, tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép.
Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh gas khu vực miền Trung bức xúc với vấn nạn "cắt tai mài vỏ"

Các doanh nghiệp bức xúc khi phát hiện vỏ bình gas mang thương hiệu của mình đang tập kết trái phép tại một số nhà kho trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Thái Nguyên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 940 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá gần 940 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động